1, Nêu khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật.

Trong truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

2, Nếu các sự việc chính của truyện – Hai vợ chồng nghèo, hiếm con đi ở cho phú ông

– Bà mẹ khát nước mà không tìm thấy suối, bà uống nước mưa đựng đầy trong một cái sọ dừa bên gốc cây to. Sau đó, bà có màng và sinh ra Sọ Dừa.

– Sọ Dừa đi chăn bò cho phú ông. Chàng chăn bò rất giỏi.

– Chàng thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Cô con gái út của phú ông để ý và biết Sọ Dừa không phải người phàm trần. Cô đem lòng yêu chàng. | – Sọ Dừa yêu cầu mẹ đi hỏi con gái phú ông làm vợ. Chàng sắm đủ lễ vật hỏi cưới theo yêu cầu của phú ông.

– Hai cô chị chê bai Sọ Dừa, cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa.

– Ngày cưới, Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú. Hai cô chị ghen tức.

– Sọ Dừa thông minh khác thường, miệt mài đèn sách và thi đỗ trạng nguyên.

– Khi đi sứ, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao, hai quả trứng gà (dự đoán được những chuyện sắp xảy ra).

– Hai cô chi hai người em út, định thay em làm bà trang – Nhờ những vật chồng trao lại lúc chia tay, cô út thoát chết. – Vợ chồng Sọ Dừa đoàn tụ, hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ.

3. Nhân vật chính của truyện

– Nhân vật của truyện là Sọ Dừa, thuộc kiểu nhân vật mang lốt xấu xí, là một dạng của nhân vật bất hạnh. – Một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật đó: + Xấu xí, dị dạng. + Tài năng phi thường. + Trút bỏ lốt vật để thành người hoàn thiện.

4. Nêu một số chi tiết kì ảo trong truyện Sọ Dừa

– Nhân vật Sọ Dừa khác thường, dị dạng: không tay, không chân, tròn như một quả dừa. | – Sự tài giỏi kì lạ của Sọ Dừa thể hiện qua các chi tiết: dị dạng nhưng vẫn làm được công việc của người thường (chăn bò), thậm chí giỏi hơn cả người thường ngày nắng cũng như mưa, bà con nào con nấy bụng no căng).

– Tiên đoán được việc sắp xảy ra, dặn dò vợ trước khi đi sứ.

Các chi tiết đó góp phần làm cho câu chuyện diễn biến theo ý định của người kể, tô đậm tính chất hoang đường và làm cho câu chuyện có sức hấp dẫn. Sọ Dừa có vẻ ngoài dị dạng nhưng bên trong là tài năng kì lạ và phẩm chất của con người tốt bụng, thủy chung. Đúng như câu tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, đừng vội nhìn vẻ ngoài mà đánh giá bản chất bên trong của con người (như cách nhìn của hai cô chị).

5. Nêu ý nghĩa của truyện Sọ Dừa

– Đề cao giá trị chân chính của con người: Giá trị đáng quý của con người chính là phẩm chất, tài năng, đạo đức chứ không phải là hình dáng bên ngoài.

– Thể hiện khát vọng của người xưa về sự công bằng trong xã hội, chính nghĩa thắng gian tà. Qua kết cục truyện, người dân mơ ước “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Đó là ước mơ về sự công bằng, cái thiện thắng cái ác.

– Bày tỏ tình thương đối với những người bất hạnh.

Giaibai5s.com

Đề 5: Cảm nhận truyện Sọ Dừa
Đánh giá bài viết