BÀI LÀM

Khi đường đời trập trùng bao nỗi chông gai, con người mong nắm chặt đôi tay ai đấy cùng vượt qua những gian lao, vất vả. Khi cuộc sống có quá nhiều thử thách nghiệt ngã, ta ao ước đường nào một bờ vai để san sẻ tựa nương Thế hưng nhiều lúc, nỗi cá nhân cần dũng cảm tự tiến lên phía trước và tại quên ý nghĩ chờ đợi sự nâng đỡ để tự khẳng định mình. Hành trình của người theo cũng vậy, đi theo con kiến suốt cuộc đời, dõi ánh nhìn tha thiết từng bước chân con nhưng không thể luôn ở cạnh dìu dắt, bởi “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái là là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B. Bubbles). 

“Sứ mạng” – hai tiếng tưởng chừng giản đơn nhưng hàm chứa trong nó là cả một trách nhiệm lớn lao và cao cả. Không ai khác, mẹ chính là người thật “sứ mệnh” thiêng liêng ấy. Bởi tình mẫu tử tha thiết, lắng sâu, lặng lẽ thấm vào máu thịt là tình cảm gắn bó suốt đời mỗi con người. Tuy nhiên ở đây, ta có thể hiểu câu nói theo nghĩa rộng. Tình mẹ bao la hay cũng chính là mái ấm gia đình luôn dang rộng vòng tay để chở che, yêu thương? Thật vậy, trong cuộc sống, tình cảm gia đình là vô cùng cao quý và đáng được trân trọng. Nó vừa mang yếu tố tinh thần tự nhiên, vừa se kết con người đến suốt những năm tháng trưởng thành. Nếu đối với cha nặng gánh bao lo toan vất vả, bươn chải sớm hôm thì bàn tay mẹ lại dịu dàng đưa con vào giấc ngủ an lành, bình yên, ấm áp. Có thể nói, gia đình là chiếc nôi chắp cánh cho những ước mơ đẹp đẽ, là điểm tựa để mỗi cá nhân nhấc bổng lên trời cao muôn vàn khát vọng tương lai. Hơn nữa, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. “Dạy con từ thuở còn thơ”. Một em bé sơ sinh nếu không được lo lắng, chăm sóc ngay từ nhỏ, hẳn sẽ chẳng được khoẻ mạnh và lớn khôn? Một đứa trẻ khi chào đời chẳng ai dạy bảo, uốn nắn, liệu mai kia có thể làm công dân tốt? Chính vì vậy, gia đình là chỗ dựa, là mái nhà vững chắc nhất để nuôi dưỡng con người trưởng thành. 

Thế nhưng đôi lúc, các bậc phụ huynh cũng cần nới rộng vòng tay che chở của mình để mọi sự nâng đỡ không khiến con trẻ ỷ lại, tức là “làm chỗ dựa đó trở nên không cần thiết”. Dẫu biết rằng trên đường đời gập ghềnh, chông chênh, những bước chân đầu tiên sẽ vất vả vô cùng. Tuy nhiên, nếu đứa bé có thể vượt qua, hẳn sau này, nó cũng có đủ nghị lực và ý chí để tiếp tục đối mặt với bao thử thách mới. Câu nói của B.Babbles đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cái hết sức thiết thực. Tầm quan trọng của vấn đề này không chỉ nằm ở vai trò dạy chỗ mà còn thể hiện trong phương cách làm sao để con cái biết sống chủ động, tích cực không dựa dẫm. Điều đó rất cần thiết bởi nó góp phần quyết định khả năng ứng phó trước những tình huống khó khăn sau này của một con người. Mặt khác, yếu tố trên còn giúp mỗi cá nhân có đủ bản lĩnh kiên cường để biết tự đứng lên bằng chính đôi chân mình qua mỗi lần thất bại.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm đềm như mặt biển mênh mông mà luôn chực chờ nhiều bão tố dữ dội. Vì vậy, chúng ta cần biết tìm cách để vượt qua, và sẽ càng ý nghĩa hơn nếu chinh phục thử thách bằng chính nghị lực bản thân. Trở ngại đó có thể là một vài lần thất bại trong công việc; sự phân vân, đắn đo giữa nhiều quyết định hay cơ bản chỉ là cách ứng xử hằng ngày cho phù hợp. Những điều tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự không hề dễ dàng, đặc biệt đối với con người chưa từng được rèn luyện hay chẳng bao giờ phải đối mặt trước bất kì chông gai. Việc hình thành lối sống chủ động, tích cực là cả quá trình dài và đòi hỏi nhiều thời gian. Cho nên, ngay từ lúc nhỏ, những đứa trẻ cần được giáo dục cách sống tự lập. Bắt đầu từ những hành động giản đơn như chăm sóc bản thân, lo lắng; chuyện học tập đến các vấn đề phức tạp hơn, như có thể giải quyết khó khăn của mình một cách tốt nhất hay tự xoay sở trước mọi thế lực nguy hiểm đang đe dọa. Qua năm tháng, kĩ năng ấy sẽ được tôi luyện và trở thành kinh nghiệm tích luỹ trong bản năng mồi con người, giúp họ vượt qua “chướng ngại” hiệu quả. Nhận thức rõ điều đó, nhiều bậc cha mẹ người Nhật đã dạy con cái phải tự biết vươn lên bằng chính nỗ lực cá nhân ngay khi còn là trẻ thơ. Ở đất nước ấy, đa số các bạn nhỏ đều phải tự mình đến trường. Có hôm trời mưa, tuyết rơi kín đường, rét lạnh run thấu xương, người ta vẫn nhìn thấy hàng hoàn học sinh mặc đồng phục, vừa đi vừa hô to “Gambate” (câu cửa miệng của người dân xứ mặt trời mọc – nghĩa là “cố gắng”). Mặc dù nhà bạn nào cũng có Ôtô nhưng phụ huynh không đưa đón mà để con mình tự đi học. Họ muốn những đứa trẻ hiểu rằng: đừng bao giờ chờ đợi sự hỗ trợ từ bất kì ai khi gặp những vấn đề khó khăn. Thay vào đó, hãy tìm cách vượt qua. Chính kĩ năng tự lập đã “rèn đúc” người dân Phù Tang trưởng thành trong ngọn lửa của gian truân. Để hôm nay, Nhật Bản tự hào là một nước rất phát triển với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tinh thần sẵn sàng đương đầu cùng thách thức.

Rõ ràng, giáo dục con cái không sống dựa dẫm là điều vô cùng cần thiết. Chẳng những ở lứa tuổi thơ mà còn cả lúc lớn lên. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh vì hết sức yêu con nên nuông chiều quá mức, khiến đứa trẻ mất đi ý thức tự lập. Việc đó đã gây ra không ít hậu quả. Một người từ thuở bé chưa hề làm bất cứ chuyện gì, chưa bao giờ trải qua gian khó, chưa lúc nào đưa ra quyết định cho riêng mình liệu sau này có thể tự trang trải cuộc sống bản thân khi xung quanh chẳng còn ai giúp đỡ? Thói quen dựa dẫm khiến họ mất phương hướng, lúng túng, vô dụng, dần dần rơi vào trạng thái bi quan, tự ti, dẫn đến hành động nông nổi thiếu suy nghĩ. 

Ai cũng yêu thương con cái, nhưng làm sao để tình cảm ấy không khiến đứa trẻ ở lại là điều cần quan tâm. Vấn đề này càng có ý nghĩa hơn trong xã hội ngày nay – khi mà cuộc sống khắc nghiệt luôn muốn thử thách lòng kiên trì và bản lĩnh của con người. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà cứ phó mặc việc dạy dỗ con cái một cách tự nhiên theo kiểu “trời sinh tính”. Nhân cách một cá nhân được chi phối bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là gia đình. Vì vậy, cha mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái trở thành công dân “tự lập”. Nghĩa là cha mẹ sẽ “gợi mở”, hướng dẫn con đường tốt để đi, còn chuyện “bước” qua từng chướng ngại thế nào thì phải cho đứa trẻ tự mình làm lấy. Chính những trắc trở hôm nay sẽ là kinh nghiệm ngày mai giúp chúng đối mặt với bao lối rẽ khác nhau trên hành trình dài, bởi “Sự đau khổ là bà mẹ nuôi dưỡng phẩm chất kiên cường và độc đáo. Sự khó khăn có thể làm nảy sinh sức mạnh tinh thần và tình cảm. Tai nạn là bà vú của lòng bất khuất, hiểm họa là nguồn sữa bổ nuôi dưỡng người anh hùng trưởng thành” (Huy-gô). Nói đơn giản, cha mẹ vẫn vừa phải ở bên cạnh quan tâm, lo lắng đồng thời cũng vừa phải tạo những “khoảng lặng” cần thiết cho đứa trẻ tự mình giải quyết hay suy ngẫm về những hành động đang lành. Tôi rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội – Nguyễn Khải – một người phụ nữ chu đáo, thông minh, lại hết sức đúng đắn, tinh tế trong cách dạy con. Bà quan niệm chẳng những cho con cuộc đời mà còn phải giáo dục chúng có một nhân cách, tương lai không bị lệ thuộc “…nếu ông và tôi sống đến sáu mươi thì con út đã hai mươi có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị”. Thiết nghĩ, tư tưởng ấy rất đáng được trân trọng nhất là trong thời đại hôm nay, khi mỗi gia đình chỉ có ít con nên dành càng nhiều tình cảm yêu thương, chiều chuộng hơn. Vì thế, khéo léo dạy dỗ con cái phát huy tính tự chủ là điều hết sức cần thiết. 

Càng ngẫm ngợi, tôi càng nhận ra ý nghĩa sâu sắc từ câu nói của B.Babbles. Đây vừa là bài học cho nhiều bậc phụ huynh, vừa thể hiện cách sống đúng đắn nên được phát huy ở mọi lứa tuổi. Nó nhắc nhở chúng ta cố gắng vươn lên hoàn cảnh mà không dựa dẫ11 vào sự giúp sức của bất kì ai. Tình thương của cha mẹ chỉ là nguồn động viên tinh thần đáng quý để mỗi cá nhân tự vượt qua thử thách. Đừng bao giờ xem nó là chiếc vỏ bọc lẩn tránh chướng ngại bên ngoài? Riêng với bản thân, tôi nghĩ rằng mình phải cố gắng nhiều hơn. Không muốn trở thành nỗi lo lắng của cha mẹ mỗi chuyến đi xa, mỗi lần rời gia đình, có lẽ tôi sẽ bắt đầu tinh thần và năng lực để tự vượt khó ngay từ hôm nay. Điều đó không chỉ tạo một sự yên tâm đối với cha mẹ mà còn góp phần khẳng định rằng tôi đã trưởng thành hơn, chín chắn hơn.

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm). Con người cũng vậy, có thể tìm một bờ vai để tiếp thêm niềm tin nhưng đừng trông mài vào đôi vai ấy chờ san sẻ tựa nương. Cuộc sống vẫn chực chờ nhiều phong ba, chúng ta luôn đứng giữa bao khó khăn, sóng gió… Hãy học cách tạo cho mình một bản lĩnh vững vàng và sự tự chủ để đối mặt với những thử thách mới, những chướng ngại mới…

ĐỀ 38: “Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B. Babbles). Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái qua câu nói trên?
Đánh giá bài viết