Phần thứ tư: Cảm thụ văn thơ-Bài số 16. Bãi cáy

Nguồn website giaibai5s.com

 Bãi cáy Làng nhỏ ven sông Bên kia là bãi cáy Vọng đắng bạt ngàn, gió lay như sóng dậy. Những chiều nước xuống qua sông Bạn bè rủ nhau đi bắt cá, bắt còng. Những cô còng gọng đỏ như son

thập thò miệng lỗ Những mụ cáy hội đen như thó Những chú cà sa lông mọc đầy cùng Những anh cùng cũng

đứng bẽn lẽn cửa hang Những chị căm căm ngơ ngác: Nghe sóng vỗ dập dìu ca hát Bãi cáy êm êm tiếng động rì rào… Nặng gió rồi, đứa nào đứa ấy Trát đầy người phù sa đỏ lấy Hết chơi đùa lại nhảy xuống sông. Rồi lớn lên xa làng quê Có đêm nằm mê Thấy lòng mình có con sông cuộn chảy Nghe tiếng cáy chạy vào vào Nỗi nhớ tràn đầy dâng mãi lên cao Chỉ mong sao được về thăm bãi cáy,

Mảnh đất diệu kỳ hồn quê hương ấy Với muôn ngàn loại cáy, loại còng Bãi bạc, bãi vàng nằm cạnh con sông Nuôi dưỡng ta từ thuở nhỏ.

| Ngô Cẩn (Trích tập thơ “Trời mưa”). .

LỜI BÌNH | Nhà thơ Ngô Cần vốn là một nhà giáo, quê ở vùng biển. Anh đã có nhiều năm sống và dạy học ở Lào Cai. Anh có nhiều bài thơ thật hay, thật trong sáng và hồn nhiên viết về tuổi học trò: Sân trường giờ ra chơi, Mưa sân trường, Cây bàng,…

Bài thơ “Bãi cáy” như một trang hồi ức tuổi thơ với bao nỗi nhớ quê vơi đây của khách có lý tha hương. Có bao chi tiết giàu chất thơ và vô cùng xúc động cho ta nhiều ấn tượng đẹp. Thấp thoáng sau mỗi vần thơ là cái nheo

mắt, ẩn chứa trong mỗi hình tượng là một cái mỉm cười của một con người • yêu đời, đa cảm.

Mở đầu bài thơ, Ngô Cẩn giới thiệu cảnh sắc quê hương thân yêu của mình: một làng nhỏ ven con sông quê nước lợ, có bãi cáy, có rừng ngập mặn chắn sóng “Vọng đắng bạt ngàn, gió lay như sóng dậy”. Bãi cáy là nơi vui chơi, nơi “làm ăn” của lũ nhỏ siêng năng và yêu đời:

Những chiều nước xuống qua sông

| Bạn bè rủ nhau đi bắt cáy bắt còng. Họ hàng nhà cáy nhà cùng sao đông đảo thế? Thật ngộ nghĩnh khi mỗi con cáy con còng được nhân hóa, mỗi con có vai vế riêng, nào là cô, nụ, nào là chú, là anh, là chị; cũng khoác áo màu đỏ, màu đen, cũng có dáng điệu: thập thò, bẽn lẽn, ngơ ngác.

Bức tranh cáy, còng thật sinh động và hữu tình. Sau mấy chục năm xa quê, tác giả đã sống lại tuổi thơ, đã nhớ lại bãi cáy, nhớ rõ tên, nhớ rõ sắc màu và dáng hình những con cáy, con còng bé tí ngày xưa: | Những cô còng gọng đỏ như son

. thập thò miệng lỗ Những mụ cáy hội đen như thó Những chú cà ra lông mọc đầy càng Những anh cùng cũng

đứng bẽn lẽn cửa hàng Những chị căm căm ngơ ngác | Thơ hay mới có thể gợi cho độc giả tuổi thơ tính tò mò qua sự khám phá ngoại vật, ngoại cảnh. Đoạn thơ nói về bãi cáy là đặc sắc nhất, thú vị nhất.

Các từ láy tượng thanh: dập dìu, êm êm, vì rào đã gợi tả tiếng sóng vỗ, | tiếng động của lũ cáy lũ còng.

Những âm thanh ấy là khúc nhạc chiều của bến sông quê, của bãi cáy mà đứa con li hương có bao giờ quên: “Nghe sóng vỗ lập dìu ca hát / Bãi cáy êm êm tiếng động vào”,

Và những trò chơi, những thú vui của các bạn nhỏ đi bắt cáy bắt còng sau khi “nặng gió rồi”, dù đã cách xa ở phía chân trời sau những năm dài ly biệt, nhà thơ có bao giờ quên! Ký ức tuổi thơ thiết tha và sâu nặng biết bao!

Nắng gió rồi, đứa nào đứa ấy Trát đây người phù sa đỏ lấy

Ilết chơi đùa lại nhảy xuống sông. Nô đùa và bơi lội, tinh nghịch, vô tư, yêu đời là bản tính tốt đẹp của trẻ con làng chài xưa nay. Ngô Cẩn đã trở về tuổi thơ, sống lại những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu nên đã tạo nên chất dung dị, hồn nhiên, trong trẻo của vần thơ.

Quê hương nghĩa nặng tình sâu. Đoạn cuối bài thơ nói lên thật xúc động nỗi nhớ cố hương của đứa con xa quê. Nhớ da diết, nhớ cồn cào, nhớ ngày nhớ đêm, nhớ lúc tỉnh nhớ cả lúc mê. Nhớ con sông quê, nhớ bãi cáy của tuổi thơ. Tâm hồn đồng vọng bao âm thanh vơi đây tha thiết:

Rồi lớn lên xa làng quê Có đêm nằn nê Thấy lòng mình có con sông cuộn chảy Nghe tiếng váy chạy rào rào

Nỗi nhớ tràn đầy dâng mãi lên cao… Những câu thơ 7, 8, 9 từ nối tiếp bỗng rút ngắn lại, chỉ còn 4 từ (“có đêm nằm niê”), như một tiếng thở dài vấn vương bao giọt lệ.

Nhà thơ ước mong được trở lại thăm cố hương, thăm dòng sông tuổi thơ, thăm bãi cáy bãi còng. Đó là “nian đất diệu kỳ…”, đó là “bãi bạc, bãi

vàng”, đó là nơi chôn nhau cắt rốn xiết bao ân tình sâu nặng. Giọng thơ bồi | hồi, bồn chồn thương nhớ:

Chỉ mong sao được về thăm bãi cáy, Mảnh đất diệu kỳ hồn quê hương ấy Với muôn ngàn loại cáy, loại công Bãi bạc, bãi vàng nằm cạnh con sông

Nuôi dưỡng ta từ thuở nhỏ. Thập kỉ 60, Ngô Cẩn đang dạy học ở Cốc Lếu, Lào Cai. Sơn Khê cách trở. Thuở ấy, bom đạn ngút trời, tàu xe đi lại khó khăn. Ba tiếng “chỉ mong . sao” chứa đầy tâm trạng.

tt

“Bãi cáy” được viết bằng thể thơ tự do. Cảm xúc dào dạt. Tình yêu quê hương, kỉ niệm tuổi thơ chan hòa trong những vần thơ đẹp. Nghệ thuật đặc tả cảnh vật, nỗi nhớ cố hương in đậm trong bài thơ, để nhớ để thương trong lòng người.

Đọc bất cứ bài thơ nào, ta thường tự hỏi mình đã ghi nhận được điều gì tâm đắc nhất. Với tôi thì đoạn thơ tả bãi cáy với họ hàng con cáy, con còng là đặc sắc nhất, lí thú nhất.

P

Phần thứ tư: Cảm thụ văn thơ-Bài số 16. Bãi cáy
Đánh giá bài viết