I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỐI VỚI TRẺ

Bố mẹ cho con đọc bài từ 3 – 5 lần. Yêu cầu:

1. Về kĩ năng đọc thành tiếng

– Con đọc trơn được cả bài, biết ngắt hơi hợp lý.

– Con biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật cậu bé và cây si già.

– Lưu ý những từ con dễ đọc sai: si già, xum xuê, sản, trong, hí hoáy, lấy giọng, gì, làm, rạng lên, nói, rung mình, lắc đầu, lắm,…

2. Về kĩ năng đọc hiểu

– Con hiệu từ ngữ được chú giai trong SGK: rùng mình.

– Con hiểu nội dung bài: Đừng bắt người khác phải chịu những điều mà mình không muốn. Cây cối cũng biết đau như con người nên cần phải có ý thức bảo vệ cây.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

Bố mẹ yêu cầu con đọc kĩ câu hỏi và tìm câu trả lời trong bài đọc.

1. Cậu bé đã làm điều không phải với cây si: cậu lấy dao nhọn khắc tên mình lên thân cây.

2. Cây đã khuyên cậu bé khắc tên lên người cậu, cậu bé rùng mình vì sợ đau, từ đó cậu mới hiểu được nỗi đau của cây.

3. Bố mẹ yêu cầu con tưởng tượng sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé còn nghịch như thế nữa không, và giải thích tại sao.

M:

   Sau cuộc nói chuyện với cây, cậu bé không bao giờ nghịch như vậy nữa, vì cậu đã hiểu được rằng không nên bắt người khác phải chịu những việc mà mình không muốn phải chịu.

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II: Mẹ dạy con học Tiếng Việt ở nhà-Chủ điểm cây cối-Tuần 29. Tập đọc: Cậu bé và cây si già
Đánh giá bài viết