Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh

Chiến công, sự nghiệp to lớn của Thạch Sanh gắn liền với tài năng và phẩm chất khá toàn diện của chàng. Và tác giả dân gian đã phản ánh, thể hiện điều đó hết sức thành công bằng nghệ thuật của truyện cổ tích.

Ngoại hình của Thạch Sanh được phác họa đơn sơ nhưng rõ nét. Đó là một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô “mặt đỏ mày xanh”, mình trần, đóng khố. Gia tài vốn liếng của chàng chỉ có hai thứ là “cây rìu” và cái “gốc đa”.

Tuy rằng nghèo nàn, ít ỏi, nhưng như thế là Thạch Sanh đã có ba điều kiện cơ bản ban đầu – con người với sức khỏe, tài năng, nghị lực, công cụ lao động và mảnh đất quê hương để từ đó mà làm nên tất cả.

Nhờ cây rìu của cha để lại, Thạch Sanh đã chém được đầu chằn tinh. Sau khi đốt xác con quái vật, chàng đã có thêm chiếc “cung vàng” kì diệu – chiến lợi phẩm quan trọng đầu tiên của chàng. Nhờ có “cung vàng”, Thạch Sanh đã diệt được đại bàng, cứu được công chúa và Thái tử con vua Thủy Tề. Được thêm “cây đàn thần”, Thạch Sanh tiếp tục giải quyết khó khăn và lập nên những kì tích mới.

Ở nhân vật Thạch Sanh, cái bình dị gắn với cái phi thường, sức mạnh của con người kết hợp với sức mạnh của thần linh một cách chặt chẽ, hài hòa.

Những lần bị Lý Thông và yêu quái hãm hại, Thạch Sanh không có ông Bụt hiện lên giúp đỡ nhưng Thạch Sanh lại có trong tay những phương tiện kì diệu (cung vàng, đàn thân, niêu cơm thần) và từ năm mười ba tuổi, Thạch Sanh đã được thiên thần (theo lệnh của Ngọc Hoàng) dạy cho những phép thần thông, khiến cho chàng có tài năng của con người và thần thánh.

Cây đàn thần của Thạch Sanh thật vô cùng kì diệu, nó đã giúp chàng vạch tội Lý Thông, giải câm cho công chúa và làm mềm lòng, nhụt chí đội quân xâm lược của “mười tám nước chư hầu”. Nhưng nghĩ cho kĩ thì sẽ thấy tiếng “đàn thần” cũng thực hiện những chức năng, phát huy những tác dụng tích cực như tiếng “dàn người”. Đó là tiếng đàn hòa bình, nhân đạo, tiếng nói của tình yêu và công lí.

Một điều thú vị và đáng nói, khi vào tay Thạch Sanh thì cây đàn thân mới phát huy được công hiệu và tác dụng kì diệu của nó, vua Thủy Tề có nó mà vẫn phải chịu bó tay để cho yêu quái bắt con giam hãm trong “cũi sắt”. Với rìu sắt và cung vàng, Thạch Sanh là một dũng sĩ trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, diệt trừ cái ác. Với cây đàn thân, Thạch Sanh lại được tác giả dân gian xây dựng như một nghệ sĩ anh hùng trong đấu tranh xã hội cho cuộc sống yên vui, cho tình yêu và lẽ phải. Sẽ là phiến diện và thiếu sót nếu không chú ý đến quan hệ giữa Thạch Sanh với Lý Thông. Tuy Thạch Sanh có nhiều loại kẻ thù khác nhau, nhưng kẻ thù chủ yếu, nguy hiểm và lâu dài nhất của chàng có

một, đó là Lý Thông. Lý Thông đối lập với Thạch Sanh một cách toàn diện và sâu sắc. Có thể nói: Thạch Sanh với Lý Thông, đó là sự đối lập giữa thiện và ác, lao động và bóc lột, thật thà và xảo trá, vị tha và vị kỉ, anh hùng và bạc nhược, cao thượng và thấp hèn.

Từ chỗ lợi dụng tình anh em kết nghĩa để bóc lột sức lao động của Thạch Sanh, Lý Thông đã lừa dối Thạch Sanh đi chết thay cho mình, rồi lại cướp công của chàng, một mình tận hưởng giàu sang, danh vọng. Trong cổ tích Việt Nam có khá nhiều những nhân vật tham lam, độc ác (người anh trong truyện Cây khế, tên nhà giàu trong truyện Cây tre trăm đốt, hai người chị trong truyện Sọ Dừa, hai mẹ con nhà Cám trong truyện Tấm Cám…), nhưng xét về mức độ của sự tham lam, xảo quyết và tàn nhẫn, thì không một nhân vật nào có thể sánh được với Lý Thông. Vì thế trời đã không dung và cuối cùng mẹ con Lý Thông đã bị sét đánh, hóa thành con bọ hung, đời đời chui rúc nơi nhơ bẩn. Việc để Thạch Sanh tha bổng cho mẹ con Lý Thông là ý đồ nghệ thuật rất độc đáo và cao tay của tác giả dân gian, nhằm làm cho tính cách nhân vật Thạch Sanh phát triển nhất quán và hoàn hảo. Thạch Sanh là con người sinh ra vì nghĩa. Thạch Sanh không ưa khóc than yếu đuối, cũng không thích giận hờn và không có nhu cầu trả thù như cô Tấm. | Mối quan hệ giữa Thạch Sanh với công chúa Quỳnh Nga là một mạch rẽ, một chủ đề phụ của truyện cổ tích có nội dung phong phú và quy mô rộng lớn này.

Việc Thạch Sanh bắn con đại bàng đang đánh cắp nàng công chúa bay qua “gốc đa” của chàng diễn ra rất tự nhiên như là một sự tình cờ, nhưng đó là sự “tự nhiên” và “tình cờ” của nghệ thuật và rất nghệ thuật. Chính sự “tình cờ” sáng tạo đó đã mở đầu cho lịch sử tốt đẹp của quan hệ giữa Thạch Sanh và công chúa Quỳnh Nga. Mối quan hệ này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của chủ đề chính, của quan hệ Thạch Sanh – Lý Thông trong tác phẩm.

Sau khi nhà vua mở hội kén chồng cho công chúa và chọn người làm phò mã để nối ngôi, công chúa buồn vì chưa tìm được người tâm đầu ý hợp, nàng thơ thẩn ra chơi vườn đào và bị đại bàng sà xuống cấp bay đi. Những chi tiết ấy rất quan trọng và giàu ý nghĩa. Như vậy là sau “hội kén chồng”, đại bàng đã “đưa” công chúa đến với Thạch Sanh làm cho hai người biết nhau, yêu nhau và lấy nhau. Đại bàng là kẻ thù của công chúa và Thạch Sanh, nhưng xét về ý nghĩa khách quan nó lại có tác dụng như một ông mai, bà mối phản diện của đôi trai tài gái sắc này. Và công chúa Quỳnh Nga đã không thể tìm được người bạn đời lí

tưởng của mình ở trong “hội kén chồng” mà nàng lại tìm được ở dưới hang sâu trong khi nàng lâm nạn. Ca dao có câu:

Trai khôn tìm vợ chợ đông

Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

Việc kén chồng của công chúa cho thấy nhiều điều có ý nghĩa.

Không có Thạch Sanh thì công chúa không thể nào thoát khỏi loài yêu quái. Thạch Sanh vừa là ân nhân vừa là người yêu của nàng, tương tự như Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu vậy. Nhưng về sau, vai trò của công chúa Quỳnh Nga trong cuộc đời và sự nghiệp của Thạch Sanh được tác giả dân gian xây dựng khác rất nhiều so với vai trò của Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu. Không có Thạch Sanh thì công chúa không thể thoát khỏi loài yêu quái. Và ngược lại, không có công chúa thì Thạch Sanh cũng khó mà trừng trị được Lý Thông để giải thoát cho mình. Trong ý nghĩa và tác dụng đó, công chúa lại vừa là bạn tình, bạn đời, vừa là “ân nhân” và “bạn chiến đấu” của Thạch Sanh trong đấu tranh xã hội. Cây đàn thân phải vào tay Thạch Sanh mới phát huy được hiệu quả, tác dụng. Trong trường hợp vạch tội và trừng trị Lý Thông thì ngoài Thạch Sanh phải có thêm công chúa thì tiếng nói công lí của đàn thần mới hiệu nghiệm, vì thế, tác giả dân gian đã bố trí để cho Thạch Sanh dùng tiếng đàn nói với công chúa một cách tinh tế. Qua tiếng đàn, công chúa đã nhận ra Thạch Sanh và hết câm. Từ đó dẫn đến việc nhà vua hạ lệnh giải phóng cho Thạch Sanh, cho phép | Thạch Sanh kết duyên cùng công chúa và giao toàn quyền xử tội Lý Thông cho chàng.

Sự sắp xếp tình tiết và giải quyết các mối quan hệ ở đây của tác giả dân gian thật là thấu tình đạt lí và khéo léo tuyệt vời. Đây là một trong những màn “chung kết” độc đáo và hấp dẫn đặc biệt trong truyện cổ tích Việt Nam.

Suy nghĩ về Thạch Sanh
2.5 (49.44%) 36 votes