I. MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý

1. Câu hỏi chuẩn bị bài

Vấn đề 1. Trùng roi có những đặc điểm gì đặc biệt?

Trả lời

Tính hướng sáng: đặt bình chứa trùng roi xanh lên bật cửa sổ. Dùng giấy đen che tối nửa trong thành bình. Qua vài ngày bỏ giấy đen ra và quan sát thấy mặt nước ở phía ánh sáng có màu xanh lá cây, phía tối mặt nước vẫn trong suốt. Nguyên nhân do trùng roi đã tiến về phía có ánh sáng nhờ roi và điểm mắt.

Trùng roi giống thực vật ở điểm là: trong tế bào có chứa diệp lục và có thành xenlulôzơ.

Vấn đề 2. Tập đoàn trùng roi là gì?

Trả lời

Tập đoàn trùng roi có nhiều tế bào nhưng vẫn là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

2. Ghi nhớ

Trùng roi xanh là một cơ thể động vật đơn bào, di chuyển nhờ roi, vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, hô hấp qua màng cơ thể, bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu nhờ không bào co bóp, sinh sản vô tính theo cách phân đội. Tập đoàn trùng roi gồm nhiều tế bào có roi, liên kết lại với nhau tạo thành. Chúng gợi ra mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Có thể gặp trùng roi ở đâu?

Hướng dẫn trả lời

Trùng roi xanh là động vật đơn bào rất nhỏ. Chúng thường sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng, và cả các vũng nước mưa, chúng tạo thành các váng xanh trên bề mặt.

Chúng ta cũng có thể nuôi cấy chúng trong bình nuôi cấy Động vật nguyên sinh ở phòng thí nghiệm.

Câu 2: Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào?

Hướng dẫn trả lời

Trùng roi giống với thực vật ở những điểm sau:

– Có cấu tạo từ tế bào.

– Có khả năng tự dưỡng.

– Trong tế bào cũng gồm các thành phần như: nhân, chất nguyên sinh và các hạt diệp lục. Trùng roi khác thực vật ở những điểm sau:

– Có thể dị dưỡng.

-Có ti thể.

– Có roi.

– Có khả năng di chuyển.

Câu 3: Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến vừa xoay mình?

Hướng dẫn trả lời

– Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Sinh học Lớp 7 – Bài 4: Trùng roi
Đánh giá bài viết