I. Truyện Truyện Lục Vân Tiên và đoạn trích Lẽ ghét thương

1. Truyện Truyện Lục Vân Tiên

Truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu có thể chia làm ba phần với nội dung chính của mỗi phần như sau:

 – Gặp gỡ: Lục Vân Tiên sinh ra ở quận Đông Thành, là một thư sinh có chí lớn và có tài cả văn lẫn võ. Trên đường ra kinh ứng thí, chàng đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga.

– Phân lị:

* Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp: Nghe tin mẹ mất, Lục Vân Tiên bỏ dở cuộc thi trở về quê. Trên đường về quê chàng khóc đến mù hai mắt, rồi bị bạn xấu là Trịnh Hâm xô xuống sông, bị gia đình Võ Công bỏ vào hang lạnh nhằm hãm hại. Được cứu giúp, Lục Vân Tiên thoát mọi hoạn nạn nhưng phải nương nhờ trong chùa với Hớn Minh. Nhờ ông tiên cho thuốc nên chữa được mắt, Vân Tiên trở về quê nhà sau đó thi đỗ Trạng nguyên. Trong thời gian ở kinh đô, chàng vâng lệnh vua cầm quân đi dẹp giặc Ô Qua.

* Kiều Nguyệt Nga cũng gặp nạn: Kiều Nguyệt Nga bị gian thần hãm hại, phải đi công phiên. Để giữ lòng chung thuỷ với Vân Tiên, nàng tự trầm mình nhưng được Phật Quan Âm cứu thoát. Sau đó, nàng bị Bùi Kiệm ép duyên phải bỏ trốn và sống nương nhờ vào bà lão ở nơi hẻo lánh.

– Tái hợp: Vân Tiên đánh trận thắng lợi và gặp lại Nguyệt Nga. Hai người được hưởng cuộc sống vinh hoa, hạnh phúc. Những người lương thiện đều được trả ơn một cách xứng đáng, kẻ gian ác đều bị trừng phạt.

2. Đoạn trích Lẽ ghét thương 

   Đoạn trích Lẽ ghét thương nằm ở phần đầu của truyện, từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu thơ của Truyện Lục Vân Tiên. Nội dung của đoạn trích này như sau: Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực kết nghĩa anh em rồi cùng đến kinh đô ứng thí. Khi vào nghỉ trong một quán trọ, họ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm. Bốn người cùng làm thơ để trổ tài cao thấp. Thấy Tiên và Trực làm thơ vừa hay vừa nhanh, Kiệm và Hâm tỏ ý nghi ngờ hai người sao chép thơ cổ. Trước cảnh ấy, ông Quán tỏ ra khinh bỉ những kẻ bất tài nhưng lại hay đố kị. Ông Quán là người phụ trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện lí tưởng nhân nghĩa. Dù xuất hiện rất ít nhưng nhân vật này để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc. Ông mang dáng dấp của một nhà nho ở ẩn, song lại mang đậm tính cách dân dã của con người Nam Bộ: ghét kẻ tiểu nhân ích kỉ, nhỏ nhen nhưng nóng nảy, bộc trực và giàu lòng thương yêu con người bất hạnh.

   Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu ghét phân minh và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.

II. Tìm hiểu đoạn trích

1. Những điều ông Quán ghét

   10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đâu tối đánh... Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sấy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn… Nỗi khổ của dân được lặp lại nhiều lần, rải rác ở các câu 10, 12, 14, 16 thể hiện tấm lòng thương dân tha thiết của nhà thơ. 

   Để giãi bày cái ghét sâu sắc, tác giả sử dụng điệp từ ghét. Đoạn thơ có 8 từ ghét thì riêng hai câu thơ mở đầu đã có 4 từ: .

              Quán rằng: “Ghét việc tầm phào”,

              Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm. 

   Kết hợp với biện pháp điện từ, phép tăng cấp diễn tả mùi vị, độ sâu tăng dần của cái ghét. Từ cái ghét có vị cay sang cái ghét có vị đắng, đến ghét có vị sâu của lòng người, ghét vào tận tâm. Cách diễn đạt tăng cấp cho thấy cái ghét đã kết tinh thành cái căm thù. Ông Quán căm thù những kẻ hại dân. Điều này thể hiện tính nhân dân trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2. Những điều ông Quán thương 

   Đối lập với cái ghétlẽ thương. 16 câu thơ kế tiếp như lời tự bạch của ông Quán về tình thương: thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng. Phép điệp từ tiếp tục được sử dụng với 9 từ thương trong đoạn thơ này. 

   Lòng thương của ông Quán thật rộng lớn: thương Nhan Tử mất sớm, dở dang công danh, thương Gia Cát Lượng có tài thao lược không cứu vãn được thời Hán mạt; thương Đổng Trọng Thư tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí; thương Đào Tiềm khí tiết thanh cao lại lui về ở ẩn; thương Hàn Du can vua bị đày…

   Đoạn thơ được viết theo bút pháp ước lệ, mượn chuyện sách vở để nói chuyện đời. Tác giả kể về các nho gia đáng kính, đồng thời cũng nói về người đời đáng kính.

   Ngôn ngữ thật sinh động với những trạng ngữ gợi tả: nếu ghét cay, ghét đắng, đa đoan, lằng nhằng… thì thương cái dở dang, phôi pha, bùi ngùi, chẳng may, bị lời xua đuổi.

   Đoạn thơ kết thúc:

            Xem qua kinh sử mấy lần,

            Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

cho thấy vì thương nên ghét. Đây là hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất . phát từ lòng thương dân sâu sắc.

3. Nội dung, nghệ thuật và nhân vật trong đoạn trích

   Nội dung: Đoạn trích thể hiện thái độ yêu thương nhân dân và vì dân. Đó là một tiêu chuẩn lớn để nhận định các giá trị, tư tưởng đạo lí trong Truyện Lục Vân Tiên. Thái độ yêu, ghét của tác giả thể hiện qua lời ông Quán. Tấm lòng nhân vật cũng là tấm lòng tác giả. Ghét những kẻ hại dân, thương những ai biết thương dân. Dù đoạn thơ dùng nhiều điển cố của lịch sử Trung Hoa xưa nhưng thực ra để nói chuyện đương thời. Điều này cho thấy lẽ ghét thương của cụ Đồ Chiểu rất chân thành, không hề nặng sách vở.

   Nghệ thuật: Đoạn thơ có nhiều điển cố nhưng đều là kiến thức phổ thông. Người bình dân vẫn thường nghe nên có thể hiểu được. Ngôn ngữ thơ chân chất, cách nói như đinh đóng cột, biểu hiện tâm huyết của tác giả. Hình thức câu thơ tuy đơn điệu nhưng không nhàm chán mà trái lại còn tô đậm tấm lòng thương ghét của nhà thơ, thể hiện rõ mạch cảm xúc trữ tình của nhà thơ.

   Nhân vật: Trong Truyện Lục Vân Tiên, ngoài Ngư Ông, ông Tiều, còn có ông Quán; họ đều là những lao động nghèo nhưng thực chất là hạng nho sĩ ẩn dật. Họ có đạo đức cao quý, có lối sống thanh cao và thường ra tay cứu giúp người đời.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 5. Lẽ ghét thương
Đánh giá bài viết