I. ĐỌC HIỂU ( (3,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ

Một phù thủy

Mở quán hàng nho nhỏ 

“Mời vào đất. 

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên 

Từ bên trong 

Phù thua ló ra nhun: 

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu, 

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…” 

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non 

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

(K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch) 

Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 Câu nói “Mời vào đây? Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở

phù thủy? 

Câu 3  Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu,/ Mua hạnh phúc, sự

bình yên, tình bạn…” cho thấy vị khách là người như thế nào? 

Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?

II. LÀM VĂN ( (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phụ thu ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích vai trò của nhân vật thị Nở trong cuộc đời của Chí Phèo và trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

GỚI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và tự sự.

Câu 2 Câu nói “Mời vào đây. Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy phù thủy là người có quyền năng vô hạn, có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng”.

Câu 3 Mong muốn của vị khách: “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…” cho thấy vị khách là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn,… Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này – là một người khá khôn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thuỷ có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng” hay không.

Câu 4 Trước hết, HS cần nêu được quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài: Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ quả chín” mà quán hàng phù thuỷ lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thú “qua chín” ấy thì “khách hàng” phải bỏ thời gian, công sức để “trồng”, chăm sóc những cái “cây non” lớn lên, đơm hoa, kết qua. Ngay cả phù thuỷ – người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy.

Sau đó, HS bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối quan điểm đó của phù thủy. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục.

II. LÀM VĂN 

Câu 1 HS cần nắm được nội dung tư tưởng của bài thơ Quan hàng phụ thu: (được thể hiện rõ nhất trong lời nói của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài – xem lại phần gợi ý ở Câu 4 – phần Đọc hiểu). Từ đó, viết 01 đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp…; sử dụng một trong các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… hoặc kết hợp các thao tác này; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu để trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc?

Trả lời các câu hỏi sau để tìm ý cho bài viết: – Có những quan niệm như thế nào về “hạnh phúc”? – Với anh/ chị, hạnh phúc là gì? – Hạnh phúc sẽ mang đến cho cuộc sống của anh chị những giá trị nào? – Anh/ Chị làm thế nào để có được hạnh phúc?

Câu 2 Với đề bài này, HS cần vận dụng thao tác phân tích để xem xét và đánh giá vai trò của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) trên 2 bình diện: vai trò của thị Nở với cuộc đời của Chí Phèo và vai trò của thị Nở đối với toàn bộ thiên truyện này của Nam Cao. Thực chất là trả lời các câu hỏi: Nếu không có thị Nở thì cuộc đời Chí Phèo sẽ thế nào? Và nếu không có nhân vật thị Nở thì truyện ngắn Chí Phèo sẽ ra sao, mất đi ý nghĩa gì?

Tham khảo một số gợi ý sau:

a) Giới thiệu tác phẩm

– Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao viết năm 1941 để phản ánh hiện thực về con người và cuộc sống nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bức tranh hiện thực mà Nam Cao phản ánh trong truyện vô cùng phong phú với những mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, vừa gắn bó phụ thuộc vào nhau lại vừa mâu thuẫn, xung đột với nhau. Cả một hệ thống các nhân vật hiện lên hết sức sinh động và đa dạng đã giúp nhà văn bộc lộ cách nhìn và thể hiện ý đồ tư tưởng – nghệ thuật của mình.

– Trong truyện ngắn Chí Phèo, thị Nở tuy chỉ là một nhân vật phụ sống lại có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc hình thức cũng như ý nghĩa nội dung của toàn tác phẩm. Thử gia định nếu không có nhân vật thị Nở thì truyện ngắn Chí Phèo sẽ thế nào?

b) Phân tích vai trò của nhân vật thị Nở – Giới thiệu khái quát về nhân vật thị Nở:

+ Ngoại hình: thị Nở thuộc loại nhân vật cá biệt, nhân vật xấu xí, dị dạng – một loại nhân vật được xây dựng khá nhiều trong những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Cũng như những nhân vật khác thuộc loại này, thị Nở được ngòi bút của Nam Cao đặc ta thật khách quan, trần trụi để hiện lên như là nơi hội tụ của tất cả những gì kém cỏi, xấu xí nhất ở cõi người: một người dở hơi, ngẩn ngơ và xấu ma chê quỷ hờn…

+ Phẩm chất: Trong sâu thăm nhân vật có một tấm lòng mà nhiều người dân làng Vũ Đại không có: tình thương người và niềm khát khao hạnh phúc.

– Vai trò của nhân vật thị Nở: + Vai trò của thị Nở đối với cuộc đời của Chí Phèo:

  • Nếu không có thị Nở, cuộc đời thì sẽ cô đơn mãi mãi, không ai gần gũi. chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, không có ai chăm sóc lúc ốm đau và rất có thể Chí đã chết sau cái đêm say rượu ấy nếu không có thị Nở chăm sóc với bát cháo hành đầy tình thương…
  • Không gặp thị Nở, làm sao Chí Phèo có một lần tỉnh rượu, để nghe và cảm nhận được âm thanh cuộc sống đời thường, để cùng một lúc hắn nhận ra hai sựthật khủng khiếp: một là hắn đã mất hết nhân cách thành con quỷ dữ làng Vũ Đại), hai là hắn muốn quay trở lại làm người lương thiện cũng không được nữa (bị cự tuyệt quyền làm người).
  • Chính vì nhận ra hai sự thật ấy mà Chí phẫn uất muốn trả thù, vì muốn trả thù nên phải uống cho say và vì thế dẫn đến bi kịch cuối cùng: đâm chết bá Kiến và tự vẫn. Như thế, thị Nở chính là chất xúc tác để đẩy nhanh Chí đến phản ứng tự sát, kết thúc cuộc đời kẻ đã tạo ra hắn và cũng là để kết thúc cuộc sống của con quỷ dữ” làng Vũ Đại. Có thể thấy thị Nở đóng một vai trò rất lớn trong cuộc đời của Chí Phèo.
  • +Vai trò của nhân vật thị Nở đối với tác phẩm Chí Phèo:
  • Về cốt truyện: sự xuất hiện của nhân vật thị Nở là một bước ngoặt quan trọng để thúc đẩy cốt truyện phát triển đến cao trào, thể hiện xung đột và kết thúc tác phẩm. Không có thị Nở, Chí Phèo cứ say triền miên như thế, cứ mãi mãi sống kiếp lưu manh như thế… câu chuyện về cuộc đời Chí sẽ ra sao, và truyện không biết sẽ kết thúc thế nào.
  • Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết: Nhờ có thị Nở mà Nam Cao thế hiện được tài năng khắc hoạ nhân vật từ ngoại hình đến nội tâm, đồng thời cũng nhờ nhân vật thị Nở mà tính cách của Chí Phèo (nhân vật trung tâm) được làm rõ và khắc sâu thêm, để Chí trở thành một nhân vật điển hình đúng nghĩa. Trong việc xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã sáng tạo được một số chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa (như chi tiết bát cháo hành chăng hạn).
  • Về nội dung tư tưởng: Nhờ có nhân vật thị Nở mà Nam Cao thể hiện được sâu sắc tư tưởng nhân đạo của mình: tố cáo xã hội; thể hiện sự thông cảm, xót xa cho những thân phận thấp hèn; bênh vực và đòi quyền sống, quyền yêu đương cho cả những con người tương đã bị vứt ra bên lề của cuộc sống đời thường.

c) Đánh giá

– Mục đích của Nam Cao khi xây dựng nhân vật thị Nở không phải để miệt thị, hạ thấp con người mà trước hết là để làm nổi bật tính chất bị thảm trong bi kịch cuộc đời của Chí Phèo; làm nổi bật những giá trị nhân đạo sâu sắc với cái nhìn của riêng ông; thể hiện một quan niệm rất hiện đại về hai chữ “con người”: không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng không có con người hoàn toàn xấu xa, con người hiện diện với tất cả sự phức tạp của những mặt đối lập

– Nhân vật thị Nở được xây dựng như một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một tình huống đặc biệt của truyện (cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo – thị Nở) và Thúc đẩy quá trình diễn biến của tác phẩm. Trong tình huống truyện ấy, cả hai nhân vật đều bộc lộ trọn vẹn những gì tốt đẹp bấy lâu nay bị che khuất. Trong diễn biến cốt truyện Chí Phèo, sự hiện diện của thị Nở một mặt tạo cho truyện cái ý vị trữ tình đặc biệt qua sự tỏa sáng của tình thương, tình người, mặt khác tạo ra bước ngoặt cho mạch truyện khiến chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sáng rõ.

– Xây dựng nhân vật thị Nở, Nam Cao đã bổ sung thêm một phần hiện thực về cuộc sống bi thảm của người phụ nữ nông thôn và thể hiện sâu sắc tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 9
Đánh giá bài viết