I. Tác phẩm

Bài thơ Chạy giặc được viết vào khoảng năm 1859 khi thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, gây bao cảnh đau thương, mất mát cho nhân dân ta. Bài thơ chia làm 4 đoạn:

– Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc.

– Thực: Nỗi khổ của người dân.

– Luận: Tội ác của giặc xâm lược.

– Kết: Thái độ của tác giả.

   Chạy giặc phản ánh hiện thực đau thương của nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời nói lên nỗi đau và lòng căm hận của tác giả trước tội ác của giặc; mong ước có một bậc anh hùng ra tay dẹp loạn.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Tình cảnh nhân dân chạy giặc

   Từ tan chỉ thể hiện cuộc sống của nhân dân đang lúc bình yên nhưng kế đó là sự bất ngờ. Từ vừa nghe diễn tả sự đột ngột, chưa thấy bóng dáng quân giặc. Súng Tây gợi sự chết chóc kinh hoàng. Hình ảnh trong câu thơ đầu tiên chính xác, gợi tả.

   Hình ảnh cờ thế chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo. Phút sa tay như chỉ sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát. Câu thơ thể hiện thái độ bàng hoàng, bất ngờ khi nước mất, .

   Hai câu đề giới thiệu hoàn cảnh chạy giặc. Tiếng súng thực dân Pháp đột ngột nổ lên, phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân ta và đây họ vào cảnh chết chóc đau thương

2. Tâm trạng, tình cảm của tác giả khi chứng kiến:

a. Nỗi khổ của người dân

   Hai hình ảnh có sức gợi cảm mạnh mẽ là lũ trẻ không nhàbầy chim mất tổ. Những sinh linh bé bỏng yếu ớt ấy lẽ ra phải được che chở, vậy mà bỗng chốc đã bị đẩy ra khỏi tổ ấm vì bon người tàn bạo; phải lơ xơ chạy, dáo dác bay, không biết tan tác về đâu. Biện pháp đảo ngữ góp phần đặc tả tính chất hoảng loạn của đối tượng miêu tả, làm tăng sức mạnh tố cáo củ câu thơ và gợi nỗi xót xa thương cảm.

   Hai câu thực miêu tả cảnh chạy giặc của nhân dân; đồng thời toát lên thái độ thương cảm và tấm lòng thương yêu nhân dân của nhà thơ.

b. Tội ác của giặc xâm lược

   Giặc vừa hạ thành Gia Định liền phóng hỏa đốt cả thóc gạo, san phẳng thành trì. Trên sông, ghe chìm trôi theo dòng nước. Khắp làng quê, nhà cửa bị giặc đốt cháy mặt trời. Những địa danh Bến Nghé, Đồng Nai – nơi quê hương thân thuộc đã tan bọt nước, nhuộm màu mây gợi lên hình ảnh quê nhà tan hoang, vụn nát dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Biện pháp tương phản và đảo ngữ góp phần nhấn mạnh tội ác của giặc.

   Hai câu luận là lời tố cáo đanh thép vừa cụ thể, vừa khái quát về tội ác của giặc.

3. Thái độ của tác giả

   Rày đâu vắng nhằm chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng. gánh chịu cảnh điêu linh.

  Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

   Bài thơ Chạy giặc tái hiện cảnh chạy loạn, đau thương, tan tác của nhân dân trong buổi đầu thực dân Pháp xâm lược. Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót đã góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ. Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 5. Chạy giặc
Đánh giá bài viết