HOA CÚC

Những người trồng hoa ở Đà Lạt, ở ngoại thành Nam Định, ở làng Hà Lũng, Hải Phòng,… có thể trồng cúc và cho cúc nở quanh năm. Nhưng chỉ có các mùa thu tươi đẹp. Một vẻ đẹp vừa quyến rũ vừa dịu dàng.

Màu sắc đặc trưng của hoa cúc là màu vàng. Các nhà lai tạo cúc đã tạo nên nhiều giống cúc quý: hoa cúc đỏ, hoa cúc trắng, hoa cúc phấn hồng, hoa cúc tím… Bó bông cúc to như cái bát gốm hàng mấy chục cánh hoa, xếp chồng xếp khít vào nhau, nở xòe ra rực rỡ. Có bông cúc rất nhỏ chỉ bằng hạt đậu, hạt ngô, bằng cái cúc xinh xắn gồm hàng trăm cánh hoa lóng la lóng lánh. Cúc thật kì diệu: có bông đơn, bông kép… chúng đua sắc khoe hương, làm cho cánh ong, cánh bướm vương vấn, quyến luyến, làm cho người đi ngắm cảnh dạo bước dọc các luống hoa, xem mãi không chán.

Tác giả cuốn sách “Thực vật” cho biết, hơn tám trăm năm về trước mới chỉ có 6 loại cúc, nhưng ngày nay các nhà trồng hoa Trung Quốc đã sáng tạo, lai tạo được trên 1990 loại cúc. Có những bông cúc xanh óng a óng ánh, thơm ngát, giống như hoa mẫu đơn, được dân sành chơi ưa chuộng; mỗi bông cúc xanh phải mua tới 10-20 đô la! Cái đẹp thật là vô giá.

Cúc rất quý, để làm thuốc, trà cúc, rượu cúc. Cúc phơi khô kết hợp với cam thảo, nấu lên xong, hoặc để tăm, làm cho da thiếu nữ thêm mịn màng, thêm nõn nà. Trà cúc là một thứ nước uống hấp dẫn như trà sen. Cúc còn là hương liệu để chế thành rượu. Tú Xương có câu thơ:

“Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quay,

Trà sen muốn hỏi, giá còn kiêu”…

Có một vài bông cúc cắm vào lọ, có vài chục đóa cúc xếp lên đĩa, đặt lên bàn, cảnh nhà thêm sang trọng, cuộc sống thêm đậm đà, thêm sắc màu ý vị. Tình yêu cúc làm cho tháng ngày dài ra, tâm hồn thanh cao, thư thái. Hãy đến với cúc.

Mẫn Thanh (Tạp chí Cây cối Việt Nam)

Giaibai5s.com

Hoa cúc
Đánh giá bài viết