A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 

  • Mắt có thể được xem tương đương với thấu kính hội tụ mà tiêu cự của nó thay đổi được nhờ vào sự co giãn của thủy tinh thể. 
  • Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc được xem là không đổi.
  • Đối với mắt thường, khoảng cách này chính là tiêu cự của mắt khi nhìn vật ở vô cực. 
  • Sự co giãn của thủy tinh thể để đưa ảnh của vật về đúng vị trí võng mạc được gọi là sự điều tiết của mắt. Điểm xa nhất mà mắt nhìn không cần phải điều tiết gọi là điểm cực viễn. 
  • Điểm gần nhất mà mắt còn nhìn thấy được (mắt điều tiết tối đa) gọi là điểm cực cận 
  • Khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt được gọi là khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt hay khoảng cực cận của mắt. 
  • Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là khoảng nhìn rõ của mắt. 
  • Năng suất phân ly của mắt là góc trông nhỏ nhất amin khi nhìn đoạn AB mà mắt còn có thể phân biệt A và B. Với mắt bình thường thì năng suất phân ly của mắt vào khoảng 1 hay 3.10-4 rad. 
  • Sau khi ánh sáng kích thích võng mạc tắt, ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài khoảng 0,1s. Trong thời gian đó, ta vẫn còn cảm giác nhìn thấy vật. Đó là sự lưu ảnh của mắt. 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 

  1. Trình bày cấu tạo của mắt về phương diện quang học.

Giải

 Về phương diện quang học, mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, thấu kính này còn được gọi là thấu kính mắt.

Mắt thường, khi nhìn vật ở xa vô cùng, tiêu điểm ảnh của thấu kính mắt nằm ngang trên võng mạc.

Mắt cận, khi nhìn ở xa, tiêu điểm änh của thấu kính nằm trước võng mạc.

Mắt viễn, khi nhìn vật ở xa, tiêu điểm ảnh của thấu kính mắt nằm sau võng mạc.

Tổng quát hơn, cấu tạo của toàn bộ mắt tương đương với một máy ảnh, võng mạc của mắt là phim hứng ảnh trong máy ảnh.

  1. Trình bày các hoạt động và các đặc điểm sau của mắt: 

– Điều tiết;

– Điểm cực viễn;           

– Điểm cực cận;

– Khoảng nhìn rõ.

Giải 

  • Khi nhìn vật ở xa vô cùng, ảnh của vật nằm ngay trên võng mạc, mắt cảm nhận được dễ dàng. Khi từ từ đưa vật vào gần mắt hơn, ảnh có khuynh hướng chạy ra sau võng mạc, chính vì vậy thuỷ tinh thể của mắt phải co giãn (phồng lên hoặc co lại) để đưa anh về vị trí võng mạc. Như vậy, sự co giãn (phồng lên hay xẹp xuống) của thuỷ tinh thể để đưa ảnh về đúng vị trí võng mạc được gọi là sự điều tiết của mắt. 
  • Điểm xa nhất mà mắt có thể quan sát được mà không cần phải điều tiết được gọi là điểm cực viễn. 
  • Điểm gần nhất mà mắt có thể quan sát được rõ (mắt đã điều tiết tối đa) gọi là điểm cực cận của mắt.
  • Khoảng cách từ điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt được gọi là khoảng nhìn rõ của mắt đó. 
  1. Nêu các đặc điểm và cách khắc phục đối với:

 – Mắt cận;                          – Mắt viễn;                               – Mắt lão.

Giải 

  • Mắt cận là mắt mà cả hai điểm cực cận và cực viễn đều gần mắt hơn so với mặt bình thường. Để khắc phục tật cận thị ta phải đeo kính phân kỳ có tiêu điểm ảnh của kính trùng với điểm cực viễn của mắt. Mắt có tật cận thị thì tiêu cự của thấu kính mắt nằm trước võng mạc. 
  • Mắt viễn thị là mắt có điểm cực cận ở xa mắt hơn so với mặt bình thường và điểm cực viễn lại nằm ở đằng sau mắt (cực viễn ảo). Người bị tật viễn thị khi nhìn vật ở xa, mắt đã phải điều tiết. Tiêu điểm ảnh của mắt viễn nằm ở sau mắt. Để khắc phục tật viễn thị ta phải đeo kính hội tụ. 
  • Mắt lão là mắt có điểm cực viễn không đổi, nhưng điểm cực cận ở xa mắt hơn so với mặt bình thường. Để khắc phục tật mắt lão ta phải – đeo kính hội tụ. Mắt cận về già phải đeo kính hai tròng, tròng dưới là kính phân kỳ (dùng để đọc sách) và tròng trên là kính hội tụ để nhìn xa. 
  • Người lớn tuổi không phải bị viễn thị, mà về già thì khả năng điều tiết của mắt giảm đi, thuỷ tinh thể chai cứng hơn, nên điểm cực cận lại rời ra xa mắt hơn. Đây là tật mắt lão hay còn gọi là lão thị.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí lớp 11 – Bài 31: Mắt
Đánh giá bài viết