TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1. Phân tích hình ảnh ông đồ:

Hình ảnh “ông đồ” được nhà thơ phác họa ở hai thời điểm: 

– Khi ông đồ được người đời trọng vọng (hai khổ thơ đầu)

   Thuở ấy, khi đạo nho, chữ nhỏ và nền Hán học còn thịnh vượng, ông đồ được người đời trọng vọng. Ông chính là nhân vật quan trọng, luôn được mọi người chú ý trong những ngày tết cổ truyền.

                Mỗi năm hoa đào nở

                Lại thấy ông đồ già

                Bày mực tàu giấy đỏ

                Bên phố đông người qua.

                Bao nhiêu người thuê viết

                Tấm tắc ngợi khen tài

                “Hoa tay thảo những nét

                Như phượng múa rồng bay”.

   Ngày mà cái thú chơi chữ, treo câu đối còn phổ biến, mỗi năm tết đến, xuán về, hoa đào nở, ông đồ lại chọn chỗ đông người bày mực tàu giấy đỏ để viết thuê và cán câu đối. Cái “cửa hàng văn hóa di động” của ông mới đông vui làm sao.

   Ở hai khổ trên, ông đồ xuất hiện trong màu sắc rực rỡ, trong âm thanh vui tươi, trong không khí nhộn nhịp. Điều này được thể hiện bằng những câu thơ có nhịp điệu nhanh, khỏe, liền mạch, có âm thanh giòn giã.

– Khi ông đô bị gạt ra ngoài lề xã hội và dần vắng bóng (khổ 3, 4)

   Từ đầu thế kỉ XX, cuộc chiến tranh giữa văn hóa Đông và Tây trở nên gay gắt và văn hóa phương Tây càng lấn át văn hóa phương Đông. Đó cũng là lúc thời thể thay đổi, đạo nho, chữ nho không còn giữ được vị thế của mình, mạt vận của nó đã đến. Trước sự thật này, nhà thơ Tú Xương đã phải thốt lên ngao ngán:

                Nào có ra gì cái chữ nho

                Ông nghề, ông cống cũng nằm co

                Thà rằng đi học làm ông phán

                Tối rượu sâm banh sáng sữa bò. 

   Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ ngày càng trở nên bị đát. Người th tế viết mỗi năm mỗi vắng. Vì người buồn, nên giấy đỏ dường như cũng không thắm nữa, mực đọng như giọt lệ và nghiên cũng sầu não theo.

                Giấy đỏ buồn không thắm;

                Mực đọng trong nghiên sầu.

   Thêm vào đó, cảnh vật làm cho không gian thêm quạnh hiu, tiêu điều. Tất cả mờ mịt như có sương mù bao phủ, cho dù vẫn ngồi đây, ông đồ đã bị người đời quên lãng rồi! Ông chỉ còn là “cái di tích đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Và có lẽ từ đó, ông vắng bóng luôn. Đấy như là một sự tất yếu phũ phàng.

                Ông đồ vẫn ngồi đấy,

                Qua đường không ai hay,

                Lá vàng rơi trên giấy;

                Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu 2. Tâm tư của nhà thơ thể hiện qua bài thơ:

   Đến một tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người ta lại thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ. Khổ kết của bài thơ vang lên như một tiếng gọi hồn:

                Năm nay đào lại nở,

                Không thấy ông đồ xưa.

                Những người muôn năm cũ

                Hồn ở đâu bây giờ?

   Niềm tâm sự trong khổ thơ cuối bài gợi lên ở người đọc một nỗi buồn, một nỗi trắc ẩn, xót thương cho những người đã trở thành cũ kĩ trước thời gian và bị thời thế khước từ.

Câu 3. Cái hay của bài thơ được thể hiện ở những điểm sau đây:

   Sự đồng cảm xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ đã trang trải và thấm sâu vào từng câu thơ, vần thơ. Thủ pháp tương phản, kết hợp với nhân hóa, ẩn dụ, đã tạo nên nhiều hình ảnh gợi cảm, thể hiện một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, đậm đà.

   Vũ Đình Liên dùng thể thơ ngũ ngôn, lời thơ thật bình dị. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: “Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động như vậy”.

   Bài thơ Ông đồ chứa chan tinh thần nhân đạo: “theo đuổi nghề săn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời” (Hoài Thanh). Đó là lời tốt đẹp nhất, trân trọng nhất mà tác giả Thi nhân Việt Nam đã dành cho Vũ Đình Liên và bài thơ kiệt tác Ông đồ.

Câu 4. Phân tích bốn câu thơ:

                Giấy đỏ buồn không thắm;

                Mực đọng trong nghiên sầu…

                Lá vàng rơi trên giấy; 

                Ngoài trời mưa bụi bay. 

   Có thể xếp các câu thơ trên vào những câu thơ hay của nền thơ Việt Nam hàng chục thế kỉ qua. Cảnh đã hay, tình chứa trong đó lại thật nặng. Chữ đều trĩu xuống và cảm xúc, tình cảm, tình nghĩa ẩn chứa trong cảnh.

                Lá vàng bay trên giấy;

                Ngoài trời mưa bụi bay.

   Câu thơ nói lên sắc màu phai nhạt, nhịp điệu quẩn quanh ngập ngừng tê tái…, trong đó, phép điệu được sử dụng khá nhiều nhằm khắc họa thành công hình ảnh ông đồ chìm dần vào không gian mờ mịt và thời gian vô tận, đồng thời cũng thể hiện cảm xúc tăng tiến của bài thơ. 

   Gió, mưa, lá rụng phủ lên mặt giấy, phủ lên vai người. Hình ảnh ông đồ như chìm dần, như nhòe lẫn trong cái không gian đầy mưa gió. Để rồi sau đó vĩnh viễn không còn thấy ông nữa. Hình ảnh lá vàng, mưa bui đã dệt nên tấm khăn liệm đưa tiễn ông đồ.

   Đây là hai câu thơ tả cảnh, nhưng là một cảnh buồn đặc sắc. Giấy đỏ buồn đến không thắm ở câu thơ trên giờ bị “phủ lá vàng”, “.. lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm lại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ” (Vũ Quần Phương).

Nguồn website giaibai5s.com

Trả lời câu hỏi và giải bài tập Ngữ Văn 8-Bài 18. Ông đồ
Đánh giá bài viết