A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Chất dẫn điện và chất cách điện:

– Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

– Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

2. Dòng điện trong kim loại:

Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn dịch chuyển có hướng.

B. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA

C1. Quan sát và nhận biết

Hãy quan sát hình 20.1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:

1. Các bộ phận dẫn điện là …

2. Các bộ phận cách điện là …

 Giải

1. Các bộ phận dẫn điện là (dây tóc, dây trục, hai đầu, dây đèn, hai chốt cắm, lõi dày(của phích cắm điện).

2. Các bộ phận cách điện là (trụ thủy tinh, thủy tinh đen (của bóng đèn), vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây (của phích cắm điện).

C2. Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

Giải

Các vật liệu thường dùng để làm vật liệu dẫn điện là: đồng, sắt, nhôm, chì … (các kim loại).

Các vật liệu thường dùng để làm vật liệu cách điện là: nhựa (chất dẻo), thủy tinh, sứ, cao su, không khí…

C3. Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.

 Giải

Có thể là một trong các trường hợp sau:

– Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tác ngắt, giữa 2 chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.

– Cùng lập luận tương tự khi ngắt công tắc đèn chiếu sáng ở lớp học hay ở gia đình.

– Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.

C4. Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.

Các nhà khoa học đã phát hiện và khẳng định rằng trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các lêlectrôn tự do. Phần còn lại của nguyên tử dao động xung quanh những vị trí cố định. Hình 20.3 SGK là mô hình đơn giản của một đoạn dây kim loại.

Giải

Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm.

C5. Hãy nhận biết trong mô hình này:

– Kí hiệu nào biểu diễn các êlectrôn tự do ?

– Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì ? Vì sao ?

Giải

Trong hình 20.3 (SGK) các lêlectrôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-”, phần còn lại của nguyên tử là các vòng tròn lớn có dấu (+) phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu (mất bớt) êlectrôn.

C6. Hãy cho biết các êlectrôn tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút. Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi êlectrôn tự do này để chỉ chiều dịch chuyển có hướng của chúng.

Giải

Electrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên như hình 20.1.

Kết luận: các êlectrôn tự do) trong kim loại (dịch chuyển có hướng) tạo thành dòng điện chạy qua nó.

C7. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ?

A.Thanh gỗ khô;

B. Một đoạn ruột bút chì;

C.Một đoạn dây nhựa;

D. Thanh thủy tinh.

Giải

Chọn B. Một đoạn ruột bút chì.

C8. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là:

A. Sứ.

B. Thủy tinh.

C. Nhựa.

D. Cao su.

Giải

Chọn C. Nhựa.

C9. Trong vật nào dưới đây không có các êlectrôn tự do ?

A. Một đoạn dây thép;

B. Một đoạn dây đồng;

C. Một đoạn dây nhựa;

D. Một đoạn dây nhôm.

Giải

Chọn C. Một đoạn dây nhựa.

Có thể em chưa biết:

– Chất dẫn điện tốt nhất là bạc.

– Chất cách điện tốt nhất là sứ.

– Lõi dây điện thường bằng đồng vì nó là chất dẫn điện tốt thứ hai (chỉ sau bạc) nhưng rẻ hơn bạc rất nhiều.

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Vật như thế nào gọi là vật dẫn điện?

A. Vật cho dòng điện chạy qua.

B. Vật cho điện tích dương đi qua.

C. Vật cho điện tích âm đi qua.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Giải

Chọn D. Vì vật dẫn điện là vật cho dòng điện (điện tích (+) hoặc điện tích (-) đi qua.

2. Vật như thế nào là vật cách điện?

A. Vật không cho dòng điện đi qua.

B. Vật chỉ cho điện tích dương đi qua.

C. Vật chỉ cho điện tích âm đi qua.

D. Vật chỉ cho êlectrôn đi qua.

Giải

Chọn A. Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.

3. Vật nào sau đây được coi là vật dẫn điện?

A. Than chì.

B. Nước muối.

C. Kim loại.

D. Cả ba vật trên.

Giải

Chọn D. Cả ba vật trên đều là vật dẫn điện.

4. Vật nào sau đây được coi là vật cách điện.

A. Thủy tinh.

B. Không khí khô.

C. Hổ phách.

D. Cả ba vật trên.

Giải

Chọn D. Cả ba vật trên đều là vật cách điện.

5. Kể tên 5 chất cách điện thường dùng?

Giải

Năm chất cách điện: thủy tinh, cao su, không khí khô, nhựa, sứ.

6. Kể tên 5 chất dẫn điện thường dùng?

Giải

Năm chất dẫn điện: đồng, nhôm, chì, sắt, dung dịch axit.

7. Các êlectrôn đi qua một dây dẫn dài 12cm trong 10 phút. Hãy tính vận tốc của êlectrôn ra mm/s.

Giải

Vận tốc của êlectrôn:

8. Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao đứng gần dây điện có thể nguy hiểm mặc dầu ta chưa chạm vào dây.

Giải

Không khí là môi trường cách điện. Tuy nhiên ở gần các đường dây cao thế thì không khí trở nên dẫn điện. Vì vậy ở gần các đường dây cao thế sẽ rất nguy hiểm. Vì dòng điện sẽ phóng qua không khí đi vào cơ thể người.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Vật lí 7 – Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện
4.9 (98.67%) 15 votes