I. Hướng dẫn đọc

– Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bộc lộ sự yêu mến của tác giả đối với đất đai, con người Cao Bằng.

– Nhấn giọng ở các từ nói về địa thế hiểm trở của Cao Bằng, nói về lòng mến khách, đôn hậu của người Cao Bằng.

– Đọc đúng các từ: dịu dàng, lặng thầm, suối khuất, biên cương…

II. Trả lời câu hỏi

1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?

   Những từ ngữ và chi tiết nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng:

   Sau khi qua… ta lại vượt…, lại vượt… nói lên địa thế hiểm trở, xa xôi của Cao Bằng.

   Muốn đến Cao Bằng phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc.

2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách. – sự đôn hậu của người Cao Bằng? 

   Khách đến Cao Bằng được mời một thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh: mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của người Cao Bằng.

   Những từ ngữ: chị rất thương, em rất thảo; và những hình ảnh: lành như hạt gạo, hiền như suối trong → Nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người dân Cao Bằng.

3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.

Những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước:

4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

   Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói vị trí quan trọng của Cao Bằng: Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương của Tổ quốc.

5. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 22. Vì cuộc sống thanh bình-Tập đọc. Cao Bằng
Đánh giá bài viết