∗Hướng dẫn kể chuyện

Chọn một trong các đề bài sau:

1. Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa.

2. Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

3. Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hóa.

                            Bài tham khảo

   Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được câu chuyện chiều hôm Tây, câu chuyện đã để lại trong tôi nhiều suy ngh sinh công cộng của một chú bé bán kem. 

  Vào một chiều chủ nhật đẹp trời, tôi thong thả tản bộ quanh công viên Văn Lang, trong lòng khoan khoái lạ thường. Chợt một tiếng rao lảnh lót vang lên khiến tôi quay lại:

– Ai mua kem không?

   Thì ra là một cậu bé bán kem. Tôi nghĩ thầm. Với thân hình gầy gò, ốm yếu và manh áo cũ đã sờn trên vai, trông cậu thật tội nghiệp.

   Vừa lúc đó, một đám trẻ con quần áo rực rỡ chạy đến mua kem. Chúng vừa ăn, vừa cười nói tíu tít như bầy chim non. Thỉnh thoảng có vài đứa rượt đuổi nhau một cách hồn nhiên. Ăn xong, bọn trẻ thản nhiên vứt que kem xuống đường.

   Thấy thế, cậu bé bán kem nhắc nhở:

– Các em không được vứt que kem xuống đường! Các em nhặt lại mang bỏ vào thùng rác đi, kẻo các cô chú công nhân viên lại than phiền.

   Những tưởng lũ trẻ sẽ ngoan ngoãn làm theo, không ngờ chúng lại xấc xược đáp:

– Anh thì biết quái gì mà nói! Lo bán kem đi, đừng có lên mặt dạy đời!

   Chú bé bán kem chẳng thèm cãi lại, lẳng lặng nhặt những que kem ấy bỏ vào thùng rác.

   Bọn trẻ xấu hổ cúi gằm mặt, bẽn lẽn đến xin lỗi cậu bé rồi kéo nhau đi nơi khác.

   Được chứng kiến câu chuyện, tôi thầm cảm phục cậu bé bán kem. Việc làm của cậu tuy nhỏ nhưng đã đóng góp một phần công sức vào việc xây dựng thành phố thêm sạch đẹp phải không các bạn?

Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.

                         Bài tham khảo

   Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường được học ở lớp Hai. Vì đá bóng dưới lòng đường, các bạn nhỏ đã đá bóng vào người đi đường, thậm chí một bạn đã đá bóng vào đầu ông nội của mình khiến ông phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Hành động của các bạn nhỏ đó đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ. .

   Ở trường chúng ta cũng đã được học các quy định của Luật Giao thông đường bộ rồi còn gì? Thế mà hôm chủ nhật vừa rồi, tôi được ba chở ra hiệu sách ở quận Bình Thạnh thì lại thấy một số bạn nam trạc tuổi như tôi đang say sưa đá bóng dưới lòng đường. Mồ hôi nhễ nhại trên đôi vai trần của các bạn, tôi hiểu các bạn đã đá bóng từ sáng tới giờ. Các bạn thi nhau la hét, khi bóng bay vào khung thành đối phương là các bạn lại nhảy lên ôm nhau cười sung sướng. Ô tô, xe máy qua lại ngày một đông, nhưng các bạn bất chấp, cứ cắm đầu vào đá chẳng thèm để ý gì cả. Và rồi quả bóng được bạn nào đá bay vào vỉa hè, đập vào đầu một bà cụ đang đi, cụ ngã khuỵu xuống, hai tay ôm lấy mặt. Tôi tưởng các bạn phải ngưng trận đấu, chạy lại đỡ cụ dậy, nhưng không, các bạn vẫn mải mê giành bóng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Thấy vậy, ba và tôi dựng xe chạy lại đỡ cụ dậy, cụ bị chảy máu mũi. Ba vội lấy khăn tay lau vết máu cho cụ, còn tôi nhặt giỏ trái cây của cụ rơi ra đường. Sau khi dìu cụ vào ngồi nghỉ ở một gốc cây bên đường và thấy vết thương của cụ không nghiêm trọng lắm, ba tôi đi lại phía các bạn đang đá bóng và yêu cầu ngừng ngay trận đấu lại. Một số bạn tỏ vẻ bực tức, miệng làu bàu một câu gì đó. Ba tôi ôn tồn nói với các bạn:

– Các cháu không học Luật Giao thông đường bộ à? Tại sao lại chơi bóng dưới lòng đường? Chính các cháu đã gây tai nạn cho người đi đường rồi đấy! Các cháu không xin lỗi mà còn tiếp tục đá bóng nữa hay sao? Bác cảnh báo các cháu đấy!

   Sau khi nghe ba giảng giải, các bạn cảm thấy có lỗi và lần lượt từng bạn chạy đến xin lỗi bà cụ.

   Chơi bóng dưới lòng đường thật nguy hiểm phải không các bạn? Nó không những gây tai nạn cho người khác mà chính bản thân mình cũng sẽ nguy hiểm vì đường là nơi ô tô, xe cộ qua lại. Các bạn ơi, chúng ta phải có ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để góp phần giữ kỉ cương của thành phố.

Đề 3: Kể một việc làm thể hiệnlòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

                         Bài tham khảo

Trong dịp nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tổ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, người có chồng và con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.

   Nhà bà Hằng ở Củ Chi, bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người bà nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống có một mình, chồng và người con trai cả đã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hai người con trai sau của bà tham gia vào đội du kích Củ Chi và cũng hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà thật neo đơn, mấy năm nay do già yếu nên bà không làm ruộng được nữa mà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và con. 

   Khi chúng tôi đến, bà đang lom khom quét nhà. Thấy thế tôi bèn chạy đến bên bà và nói: .

– Bà ơi, bà để cháu quét cho ạ. . . Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:

– Các cháu lại đến thăm bà đấy à? Làm xong lên đây ngồi nói chuyện, uống nước với bà các cháu nhé! 

   Chúng tôi phân nhau mỗi người một việc, người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra dọn chuồng heo và cho heo ăn, người quét sân, chẻ củi… Chỉ hơn một tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.

   Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyện: Ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp nhất vùng Củ Chi. Do hoạt động thanh niên, bà gặp và yêu một “chàng” cán bộ tuyên huấn. Thế rồi họ lấy nhau, tình yêu và cuộc sống gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hi sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai cả của bà cũng xin gia nhập quân đội và anh đã hi sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên đầu người phụ nữ nhỏ nhắn phải đeo hai chiếc khăn tang. Bà phải chạy ngược, chạy xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục chống Mĩ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã. Các anh cũng đã lần lượt ra đi…

   Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng càng tích cực tham gia kháng chiến. Bà tình nguyện xung phong vào đội quân “tóc dài” và là hội trưởng Hội Phụ nữ Củ Chi. Bà được mọi người tin tưởng, yêu mến.

   Hòa bình lập lại, bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già, sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.

   Lần nào chúng tôi đến cũng được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy gương mặt bà ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh. Mỗi lần nghe bà kể chuyện xong, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho những người đã hi sinh anh dũng. Bên làn khói nhang mờ mờ, tôi thầm nói với những người đã khuất: “Ông và các bác cứ yên tâm an nghỉ, chúng cháu sẽ thường xuyên đến chăm sóc bà, đem lại niềm vui cho bà để bà được sống khỏe, sống vui”.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 21. Người công dân-Kể chuyện. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
5 (100%) 2 votes