A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

   Học xong bài này ta phải đạt được các yêu cầu tối thiểu sau:

   Phát biểu được nguyên lí I và II của Nhiệt động lực học. Viết được hệ thức cua nguyên lí I Nhiệt động lực học ΔU = A + Q. Nếu được tên, đơn vị và quy ước về dấu của các đại lượng trong hệ thức này. |

   Vận dụng được nguyên lí I và II Nhiệt động lực học để giải thích một số hiện tượng và giải các bài tập đơn giản có liên quan.

B. HỌC BÀI Ở LỚP

I. NGUYÊN LÝ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (NĐLH)

1. Phát biểu nguyên lý

   Nguyên lý I NĐLH là sự vận dụng định luật bảo toàn và chuyên hóa năng lượng vào các hiện tượng nhiệt.

   Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: ΔU = A + Q

   Quy ước về dấu của nhiệt lượng và công :

Q>0: Vật nhận nhiệt lượng từ các vật khác

Q< 0 : Vật truyền nhiệt lượng cho các vật khác

A > 0 : Vật nhận công từ các vật khác

A < 0 : Vật thực hiện công lên các vật khác

2. Vận dụng

a/ Quá trình đẳng tích : V = const → ΔV = 0

+ A = PΔV = 0. Vậy : ΔU = Q

b/ Quá trình đẳng nhiệt: T= const → ΔU = 0

+0= A +Q ⇒ A= – Q

c/ Quá trình đăng áp :

+ A = PΔV. Vậy : ΔU = PΔV + Q

II. NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch (đọc thêm)

2. Nguyên lý II nhiệt động lực học

a/ Cách phát biểu của Clau-di-út

Nhiệt lượng không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.

b/ Cách phát biểu của Các-nô

Động cơ nhiệt không thể chuyển hóa tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.

3. Vận dụng

   Nguyên lý II NDLH có thể dùng để giải thích nhiều hiện tượng trong đời sống và kỹ thuật. Dùng nguyên lý II để giải thích nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ nhiệt. Mỗi động cơ nhiệt đều phải có ba bộ phận cơ bản là :

1. nguồn nóng

2. bộ phận phát động

3. nguồn lạnh

   Nguồn nóng cung cấp nhiệt lượng Q1 cho bộ  phận phát động để bộ phận này chuyển hóa thành công A. Có nguồn lạnh để nhận phần nhiệt lượng Q2 còn lại, chưa được chuyển hóa thành công.

   Cũng vì thế mà hiệu suất của động cơ nhiệt:

Đáp án

Nguồn website giaibai5s.com

Phần II. Nhiệt học-Chương VI. Cơ sở của nhiệt động lực-Bài 33. Các nguyên lý của nhiệt động lực học
Đánh giá bài viết