* Hướng dẫn kể chuyện

Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.

Gợi ý: Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh?

– Thực hiện đúng quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng.

– Yêu chuộng công lí, đấu tranh thực hiện công lí.

– Đấu tranh chống vi phạm pháp luật.

                   Bài tham khảo 1 

Thực hiện quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng.

   Chắc hẳn các bạn còn nhớ câu chuyện Bảo vệ như thế là rất tốt được học ở lớp Hai. Câu chuyện đề cao ý thức bảo vệ nội quy của một người chiến sĩ có tên gọi là Lí Phúc Nha. Câu chuyện được bắt đầu như sau:

   “Dạo đó ở vùng căn cứ của ta trong kháng chiến chống Pháp, có một chiến sĩ tên là Lí Phúc Nha, người dân tộc Sán Chỉ được giao nhiệm vụ | bảo vệ Bác Hồ.

   Ngày đầu đứng gác ở nhà Bác, anh vừa thấy tự hào, vừa thấy vinh dự nhưng cũng không tránh khỏi sự lo lắng vì đây là một nhiệm vụ rất quan trọng. Một hôm đứng gác, anh chăm chú nhìn vào con đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một ông cụ cao gầy, chân đi dép cao su đang rảo bước về phía anh.

   Anh chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào:

– Chú gác ở đây à? Nói rồi, cụ định vào nhà. Anh Nha vội vàng cản lại và nói:

– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ! Ông cụ vui vẻ bảo:

– Bác đây mà.

– Bác cũng phải có giấy tờ mà! Có giấy mới được vào nhà! Lúc ấy đại đội trưởng hốt hoảng chạy tới:

– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác? Anh Nha bẽn lẽn gãi đầu. Nhưng Bác đã ôn tồn bảo:

– Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt”.

   Trong cuộc sống chúng ta cần coi trọng nội quy, những quy định đề ra, có như thế xã hội ta mới giữ được kỷ cương, không làm sai phép nước.

                    Bài tham khảo 2

         Đem lại sự công bằng cho người dân.

    Hôm nay tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện có tên Mẹo xử kiện, câu chuyện được bắt đầu như sau:

Ngày xưa có một ông quan xử kiện bằng mẹo. Ông không ngồi ở công đường chờ dân đưa đơn hầu kiện, mà đi từ làng này qua làng khác, ai có điều gì oan ức kêu thì ngài xử ngay tại chỗ, không phải chờ ngày này qua tháng khác. Ngài phán xử rất công minh, chưa có vụ nào ngài không tìm ra thủ phạm.

   Đến một làng kia, có bà già bị mất buồng chuối. Bà ta kể:

– Bẩm quan, chỉ trong nháy mắt mà buồng chuối của con bị người nào chặt mất. Buổi sáng con còn trông thấy!

Ngài nói:

– Bà cứ về, để tôi điều tra.

   Rồi ngài đi đến đầu làng, chỗ có cây cầu bắc qua con sông đào. Bấy giờ, ngài mới sai lính đi vào lòng tin cho mọi người biết là quan đánh rơi chiếc nhẫn vàng khi đi qua cầu, ai mà được thì quan có thưởng, tiền thưởng bằng giá chiếc nhẫn vàng. Mọi người chạy đến, thi nhau mà nhẫn. Mò mãi mà không thấy, đành lên bờ.

   Quan gọi từng người lại giơ tay lên xem. Ngài chỉ vào mặt người nọ, nói:

– Mày đưa buồng chuối chặt lúc nãy trả bà kia!

   Anh ta kêu oan. Ngài bảo:

– Oan nỗi gì! Nhựa chuối dính trên tay, gặp nước bùn thì xỉn lại. Mày xem có người nào tay đen như tay mày không?

   Hắn phải nhận tội.

  Một lần đi qua chợ ngài gặp một bà già ngồi khóc. Ngài hỏi, bà ta nói:

– Bẩm quan, tôi gánh một gánh dầu đầy, chẳng may vấp phải hòn đá kia, đổ hết. Hết vốn, tôi biết lấy gì để nuôi con?

   Quan thấy bà cụ già nua, tội nghiệp, bèn hỏi:

– Hòn đá nào? Để ta tra khảo xem vì sao mà làm đổ dầu của bà cụ, nói không xuôi thì phải đền tiền.

   Người đi chợ xúm lại, nghe quan nói như thế, không hiểu quan khảo ra làm sao, đá có phải người đâu mà biết nói? Quan sai lính dựng một cái rạp che tứ phía, lại bảo lính khiêng hòn đá kia vào. Một mình quan và hòn đá ở trong rạp. Lính canh cửa, cạnh rạp có để cái thúng.

   Người đi chợ đứng xung quanh càng ngày càng đông, chỉ nghe tiếng roi vút vào hòn đá và tiếng quan tra khảo. Người lính canh cửa nói:

– Muốn xem thì bỏ hai đồng tiền vào tháng kia mà vào!

   Ai cũng háo hức, muốn xem quan tra khảo đá ra sao. Hai đồng tiền không đáng là bao, nên ai cũng vào. Khi thúng đầy tiền, quan mới nói:

– Thấy bà kia già nua, tội nghiệp, tôi bày cách quyên tiền bà con để giúp đỡ bà ta, chứ có ai tra khảo đá bao giờ? Đó làm gì biết nói.

   Bấy giờ mọi người mới hiểu ý quan, ai cũng thấy việc nên làm, nên ai cũng vui vẻ đi ra, không phàn nàn một tiếng.

   Các bạn thấy không? Cả hai mẩu chuyện trên đều chứng tỏ nhiều việc rắc rối, phức tạp, nếu là người biết yêu thương dân, đem lại sự công bằng cho dân và biết dùng mưu trí là có thể giải quyết được. Ông quan mà tôi kể cho các bạn nghe thật là một người tốt bụng.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuần 20. Người công dân-Kể chuyện. kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đánh giá bài viết