I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Ô nhiễm môi trường

– Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Không khí bị ô nhiễm thường chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4, một số khí độc khác như: CO, NH3, SO2, HCl,… và một số vi khuẩn gây bệnh.

– Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng làm thay đổi thành phần, tính chất của nước gây bất lợi cho môi trường nước, phần lớn do các hoạt động khác nhau của con người gây nên. Nước ô nhiễm thường có chứa các chất thải hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, các chất dinh dưỡng thực vật, các hóa chất hữu cơ tổng hợp, các hóa chất vô cơ, chất phóng xạ, chất độc hóa học,…

– Ô nhiễm dất là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn dất. thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm, dẫn đến | làm giảm độ phì của đất, Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định.

2. Vai trò của Hóa học

– Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng cách quan sát, xác định chất ô nhiễm bằng các thuốc thử, dụng cụ đo.

– Xử lý chất thải độc hại:

+ Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp,…).

+ Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất,…)

+ Xử lí chất gây ô nhiễm trong quá trình học tập.

Nguồn website giaibai5s.com

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (SGK) | Bài 1 (Trang 204, SGK)

– Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi môi trường sống và ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo cách gián tiếp hay trực tiếp.

– Bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm là vấn đề rất cấp bách nhằm duy trì. một môi trường trong lành, giảm thiểu mầm bệnh và các tác hại đến sức khỏe trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Bài 2 (Trang 204, SGK)

– Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần, gây tác hại đến thực vật, động vật, sức khỏe con người và môi trường xung quanh.

Không khí bị ô nhiễm thường chứa quá mức cho phép nồng độ các khí CO2, CH4, một số khí độc khác như: CÓ, NH3, SO2, HCl,… và một số vi khuẩn gây bệnh.

– Nguyên nhân gây ô nhiễm: Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm môi trường không khí: . + Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên. . + Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người: chủ yếu tạo ra từ 3 nguồn:

+ Khí thải công nghiệp; . + Ô nhiễm không khí do giao thông vận tải, các chất khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ;

+ Ô nhiễm không khí do sinh hoạt. Bài 3 (Trang 204, SGK)

– Ô nhiễm đất là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm nhiễm bẩn đất, thay đổi tính chất lí, hóa tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm, dẫn đến làm giảm độ phì của đất. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định..

– Nguyên nhân gây ô nhiễm: ” + Nguồn gốc tự nhiên: núi lửa, ngập úng, đất bị mặn do thủy triều xâm nhập, đất bị vùi lấp do cát,…

+ Nguồn gốc do con người: có thể phân loại các tác nhân gây ô nhiễm: tác nhân hóa học, tác nhân vật lí, tác nhân sinh học.

+ Ô nhiễm đất do kim loại nặng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất.

.

Bài 4 (Trang 204, SGK) Các tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường nước gồm: – Các kim loại nặng: Hg, Pb, Sb,…

– Các anion: NON, PO . So. – Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Vì vậy, chúng ta chọn D. Bài 5 (Trang 204, SGK) Nhìn vào bảng dữ liệu, ta thấy cả bốn mẫu đất đã bị ô nhiễm chì. Vì vậy, chúng ta chọn D. Bài 6 (Trang 205, SGK) Phương trình phản ứng: $+02 +S02 Khối lượng lưu huỳnh trong 100g tấn than đá là: “KẺ = 2 (tấn)

100

. 2x 64 Khối lượng SO, tạo thành trong một ngày đêm là: “** = 4 (tấn)

32 Khối lượng Sa, xả vào khí quyển trong một năm (không nhuận) là:

4 x 365 = 1460 (tấn). Vì vậy, chúng ta chọn D. Bài 7 (Trang 205, SGK)

12 x 10-2

-=0,1875 x 10(mol) Nồng độ mol/mo SO, của thành phố là: 0,1875×107

-= 0,375×10*(mol/m?)

50×10-3 So với tiêu chuẩn quốc tế qui định, lượng SO, của thành phố chưa vượt quá 30.10 “mol/mo không khí, do vậy không khí ở đó không bị ô nhiễm.

Giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cơ bản-Chương 9. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường-Bài 45. Hóa học và vấn đề môi trường.
Đánh giá bài viết