I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.

1. Crom

– Crom có số hiệu nguyên tử là 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4.

– Có các số oxi hóa: +2, +3, +6.

– Crom có màu trắng ánh bạc, rất cứng (rạch được thủy tinh, cứng nhất trong số các kim loại, độ cứng chỉ kém kim cương), khó nóng chảy tnc = 1890°C). Crom là kim loại nặng, có khối lượng riêng là 7,2g/cm.

– Tính chất hóa học: tính khử

+ Tác dụng với phi kim ở nhiệt độ cao: Cr → Cr3+ + 3e.

+ Tác dụng với axit (khi đun nóng và không có không khí): Cr → Cr2+ + 2e.

+ Bị thụ động đối với các HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.

+ Bền với nước và không khí do có màng oxit vững chắc bảo vệ.

– Được sản xuất bằng phương pháp nhiệt nhôm.

– Crom có nhiều ứng dụng thiết thực trong công nghiệp và trong đời sống.

+ Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép:

* Thép chứa từ 2,8 – 3,8% crom có độ cứng cao, bền, có khả năng chống gỉ.

* Thép có chứa 18% crom là thép không gỉ (thép inoc).

* Thép chứa từ 25 – 30% crom có tính siêu cứng, dù ở nhiệt độ cao.

+ Trong đời sống, nhiều đồ vật bằng thép được mạ crom. Lớp mạ crom vừa có tác dụng bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, vừa tạo vẻ đẹp cho đồ vật. Ví dụ: bộ đồ ăn, dụng cụ nhà bếp và những đồ vật khác được mạ crom.

2. Một số hợp chất của crom 

– Cr2O3: là oxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và kiềm đặc.

– Cr(OH)3: là hiđroxit lưỡng tính, được điều chế từ muối crom(III) và dung dịch kiềm. .

– CrO3: là một oxit axit, có tính oxi hóa rất mạnh.

– Muối cromat và địcromat: đều có tính oxi hóa mạnh, trong dung dịch tồn tại cân bằng: 

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Hóa Học lớp 12 Cơ bản-Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng-Bài 34. Crom và hợp chất của crom
Đánh giá bài viết