VIẾT CHỮ LÊN CÁT

Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được bực tức là tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ biết một dòng lên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tát tôi”.

Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vột vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khác thuộc dòng lên một phiến đá: “Hôm nay người bạn thân nhất cứu tôi”.

Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi:

“Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu tiết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá?”

Người kia mỉm cười và đáp: “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tin cậy, không cơn gió nào có thể xoá đi được!”.

Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?

(Theo Quà tặng cuộc sống)

Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho anh / chị suy nghĩ gì?

GỢI Ý LÀM BÀI

HS có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được một số yêu cầu sau:

Giải thích ý nghĩa câu chuyện:

+ Viết chữ lên cát: Dễ bị xóa đi dấu vết vì cát bị gió thổi, nước cuốn trôi… Những giận hờn, oán ghét cũng giống như viết chữ trên cát, sẽ bay theo làn gió. 

+ Khắc chữ trên đá: Khó bị xóa đi dấu vết bởi sự chắc bền của đá. Những điều tốt lành, ân nghĩa sẽ được khắc ghi vào tâm khảm, không gì có thể xoá nhoà.

Câu chuyện gợi ra bài học về lòng bao dung, vị tha và lối sống tình nghĩa, có trước có sau.

– Suy nghĩ, bàn luận về câu hỏi được đặt ra ở cuối câu chuyện:

+ Câu hỏi “Liệu chúng ta có thể học được cách viết trên cát?” đặt ra như một sự băn khoăn, nhắc nhở, cảnh tỉnh về lòng vị tha. Đây cũng chính là điểm nhấn của cậu chuyện.

+ Lòng bao dung, vị tha thược biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn sàng bỏ qua lỗi linh của người khác, biết cách xoá đi những oán ghét, hận thù trong lòng.

Điều đó sẽ mang đến sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơi, khiến con người trở nên cao thượng hơn… Cuộc sống sk trở lên tươi đẹp hơn và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận được sự tha thứ từ người khác.

+ Trong thực tế, có những người những lối sống vị ki, ít chấp nhận những thiếu sót, lỗi lầm của người khác. Họ trở nên đơn độc, không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm hồn.

– Bài học rút ra: Hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước những sai trái không thể chấp nhận.

ĐỀ 29 – Câu hỏi đặt ra cuối câu chuyện Viết chữ lên cát gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
5 (100%) 1 vote