Trong Sông nước Cà Mau, tác giả sử dụng nhiều từ địa phương Nam Bộ quê ông. Chính điều này đã tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm.

– Cách miêu tả của tác giả trong đoạn trích đi từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát một vùng thiên nhiên sông nước đến những cảnh cụ thể của dòng sông Năm Căn; từ cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người (cảnh chợ Năm Căn). Xen vào giữa mạch miêu tả còn có các đoạn thuyết minh, giải thích.

– Tác giả đã sử dụng nhiều phương thức và thủ pháp miêu tà, mà nổi bật là huy động nhiều giác quan để cảm nhận và tô đậm ấn tượng về một thiên nhiên thất rộng lớn và nguyên sơ, đầy sức sống của vùng sóng nước Cà Mau. Tác giả cũng huy động vào đây những hiểu biết của mình về địa lí, ngôn ngữ địa phương, về đời sống để làm giàu thêm sự hiểu biết cho người đọc.

+ Đoạn văn đầu nếu ấn tượng chung, ban đầu về cảnh sắc thiên nhiên Cà Mau. Đó là một không gian rộng lớn với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Và bao trùm lên tất cả là một màu xanh: màu xanh của trời, của nước, của cây lá,…

+ Dòng sông, kênh rạch hiện lên trong đoạn hai với một vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ và hoang dã. Hoang dã và kì lạ qua những cái tên rạch Mái Gầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía nhưng cũng rất gần gũi và bình dị như con người Nam Bộ

+ Cảnh sắc chợ Nam Căn cũng có vẻ đẹp riêng: sầm uất và độc đáo. Một miền sông nước trù phú được thể hiện qua khung cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp, hàng hóa phong phú, thuyền bè ken dày san sát… Cnhr chợ họp trên sông trông xa như một khu phố nổi.

– Thủ pháp liệt kê được sử dụng một cách có hiệu quả để thể hiện sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên và cuộc sống con người Cà Mau. Chẳng hạn, nêu một loạt địa danh khi miêu tả các dòng sông, kênh rạch; dùng từ “những” (12 lần) để liệt kê khi miêu tả chợ Năm Căn…

Đề 16: Cảm nhận nét riêng của văn bản Sông nước Cà Mau
4.9 (97.65%) 17 votes