1 – Trong đoạn đầu bài văn, tác giả tả bao quát cảnh vùng đảo Cô Tô, làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, rạng rỡ của cảnh vật sau cơn bão (HS tìm nêu những chi tiết, hình ảnh được miêu tả).

– Ở đoạn văn này tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc, ánh sáng để làm nổi bật vẻ đẹp tươi sáng của cảnh vật như: trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, đậm đà, vàng giòn. Các tính từ này đều là từ ghép hoặc từ láy có hai âm tiết, diễn tả rất tinh tế các trạng thái của sự vật, các từ lam biếc, vàng giòn là những từ có tính sáng tạo của tác giả để diễn tả phối hợp hai sắc thái của cùng một sự vật.

2. a) Cảnh được miêu tả theo trình tự thời gian từ lúc mặt trời mọc và trên nền cảnh không gian rộng lớn của bầu trời, mặt biển.

b) Đoạn văn có một hình ảnh so sánh kép: “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm… mâm bạc… như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh”. Hình ảnh so sánh này vừa gần gũi, quen thuộc, dễ hình dung (lòng đỏ quả trứng, mâm lễ phẩm), lại chính xác và độc đáo.

c) Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả giàu tính tạo hình và sắc thái biểu cảm, in đậm dấu ấn sáng tạo của Nguyễn Tuân. Ví dụ: nhú lên, hồng hào, thăm thẳm, đường bộ, hửng hồng.

3. Cảnh tấp nập quanh giếng và những đoàn người gánh nước giếng lên, xuống thuyền gợi đến hình ảnh tấp nập của một cái bến và đông đúc của một cái chợ. Nhưng cảnh sinh hoạt và lao động quanh cái giếng nước ngọt vào một buổi sớm mai ngoài đảo lại gợi ra cảm giác đậm đà, mát mẻ. Đó là cái đậm đà của cuộc sống thanh bình giữa đảo khơi, cái mát mẻ của dòng nước ngọt và của không khí buổi sáng mai trên vùng biển, nó khác với cái tấp nập, ồn ào, có khi ngột ngạt của những cái chợ trong đất liền.

Đề 17: Phân tích văn bản Cô Tô
4.9 (98.82%) 34 votes