I. Bài tập nhận thức kiến thức mới 

   Quan sát hình 2.1 và 2.2 SGK, kết hợp tìm hiểu bản thân, trả lời các câu hỏi: 

– Cơ thể người gồm ba phần: đầu, thân và chi (tay, chân).

– Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành. 

– Những cơ quan nằm trong khoang ngực là: tim và phổi. 

– Những cơ quan nằm trong khoang bụng là: dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuy, thận, bàng quang (bóng đái), cơ quan sinh sản.

Bảng 2. Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan

Hệ cơ quan Các cơ quan trong từng hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Cơ và xương Giúp cơ thể di chuyển trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.
Hệ tiêu hóa Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa Biến đổi thức ăn thành những chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và thải bã ra ngoài
Hệ tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển các chất dinh dưỡng, ôxi và các hoocmôn đến từng tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 để đưa ra ngoài cơ thể
Hệ hô hấp Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Đưa O2 từ không khí vào phổi và thải CO2 ra ngoài.
Hệ bài tiết Thận, ốn dẫn nước tiểu và bọng đái Lọc từ máu những chất thừa có hại cho cơ thể để thải ra ngoài.
Hệ thần kinh Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

– Ngoài các cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào? Ngoài các cơ quan trên trong cơ thể còn có hệ sinh dục.

   Quan sát sơ đồ (hình 2. 3), các mũi tên từ hệ thần kinh và hệ nội tiết tới các cơ quan cho biết: hệ thần kinh và hệ nội tiết điều khiển hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho các hệ cơ quan phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng ăn khớp, tạo sự thống nhất hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể, làm cho cơ thể là một khối thống nhất.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Cơ thể người gồm có ba phần: đầu, thân và chi (tay, chân).

– Đầu gồm bộ não và các giác quan (tai, mắt, mũi, lưỡi), miệng.\

– Thân gồm:

+ Khoang ngực chứa tim, phổi.

+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn, gan, tụy, thận, bóng đái.

– Chi (tay, chân).

Câu 2. Cho thí dụ và phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể:

   Khi chạy thể dục, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),… Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Hãy điền dấu + (nếu đúng) và dấu – (nếu sai) để xác định chính xác vị trí của mỗi cơ quan trong bảng sau:

Câu 2. Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?

Đáp án: Do cơ thể là một khối thống nhất. Các cơ quan trong một hệ, các hệ cơ quan trong một cơ thể có sự phối hợp hoạt động với nhau dưới sự điều hoà của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương I. Khái quát về cơ thể người-Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
Đánh giá bài viết