A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Đời sống kinh tế

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp

– Phần lớn ruộng đất do nông dân canh tác. Hàng năm, dân làng chia nhau ruộng đất công để cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.

– Nhà nước rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp:

+ Tổ chức lễ cày tịch điền.

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang.

+ Đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt.

+ Bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

– Kết quả:

Nông nghiệp phát triển, được mua nhiều năm.

2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp

a.Thủ công nghiệp

– Các nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển.

– Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng rèn sắt, nhuộm vải đều được mở rộng.

– Thợ thủ công tạo dựng được các công trình như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh.

b. Thương nghiệp

Buôn bán trong nước mở mang hơn trước.

– Ngoại thương:

+ Nhiều khu chợ ở biên giới Lý-Tống.

+ Vân Đồn là nơi thuyền buôn nhiều nước đến trao đổi. II. Sinh hoạt xã hội và văn hóa 1. Những thay đổi về mặt xã hội

Vua, quan là bộ phận chính trong giai cấp thống trị.

– Một số hoàng tử, công chúa, quan lại được phong cấp ruộng đất trở thành địa chủ. Một số nông dân có nhiều ruộng cũng trở thành địa chủ.

– Nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu. Các định nam được chia ruộng theo tục lệ của làng xã và phải làm nghĩa vụ cho nhà nước,

– Những nông dân nghèo phải cày ruộng, nộp tô cho địa chủ.

– Một số người làm nghề thủ công, buôn bán. Họ phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua.

– Nô tì phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan.

2. Giáo dục và văn hóa

a. Giáo dục

– Năm 1070, xây dựng Văn Miếu.

– Năm 1075, tổ chức khoa thi đầu tiên.

– Năm 1076, mở Quốc tử giám. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy củ.

b. Văn hóa

– Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua nhà Lý đều sùng đạo Phật.

– Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

– Các trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

– Kiến trúc và điêu khắc phát triển

+ Tháp Báo Thiên, chùa Một Cột, tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang.

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát.

Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý, đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – văn hóa Thăng Long.

B. BÀI TẬP

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước câu trả lời đúng

1. Tầng lớp thấp nhất trong xã hội thời Lý là

A. nông dân.

B. nông dân không có ruộng.

C. thợ thủ công.

D. nô tì.

2. Tầng lớp có thế lực ở địa phương là

A. nông dân có nhiều ruộng.

B. nông dân thường.

C. tá điền.

D. quan lại.

3. Ai được chia ruộng theo tục lệ của làng xã?

A. Địa chủ.

B. Các đinh nam.

C. Nông dân.

D. Tá điền.

4. Sự kiện đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt là

A. mở khoa thi, mở Quốc tử giám.

B. mở Quốc tử giám.

C. xây dựng Văn Miếu.

D. mở khoa thi.

Câu 2. Nêu các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý.

 

ĐÁP ÁN BÀI TẬP

Câu 1. 1D, 2A, 3D, 4C

Câu 2. Trong xã hội thời Lý có các tầng lớp cư dân: địa chủ, nông dân, tá điền, nô tì.

 

Nguồn website giaibai5s.com

Để học tốt Lịch sử Lớp 7 – Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
Đánh giá bài viết