A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Khái niệm và tính chất của chất giặt rửa

1. Khái niệm chất giặt rửa

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây phản ứng hóa học với các chất đó.

2. Tính chất giặt rửa

a) Một số khái niệm liên quan:

– Chất tẩy màu làm sạch các vết màu bẩn nhờ những phản ứng hóa học.

– Chất ưa nước là những chất tan tốt trong nước.

– Chất kị nước là những chất hầu như không tan trong nước.

b) Đặc điểm cấu trúc phân tử muối natri của axit béo:

Phân tử muối natri của axit béo gồm một “đầu” ưa nước là nhóm – COONa+ nối với một “đuôi” bị nước, đa dầu mỡ là nhóm –CxHy (thường x ≥ 15). Cấu trúc hóa học gồm một đầu ưa nước gắn với một đuôi dài ưa dầu mỡ là hình mẫu chung cho “phân tử chất giặt rửa”.

c) Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa:

Lấy trường hợp natri stearat làm thí dụ, nhóm CH3[CH2]16”, “đuôi” ưa dầu mỡ của phân tử natri stearat thâm nhập vào vết dầu bẩn, còn nhóm –COONa+ ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết dầu bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử natri stearat, không bám vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

II. Xà phòng

1. Sản xuất xà phòng

– Thông thường là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật (thường là loại không dùng để ăn) với dung dịch NaOH hoặc KOH ở nhiệt độ và áp suất cao.

– Có thể oxi hóa parafin của dầu mỏ nhờ oxi không khí, ở nhiệt độ cao, có muối mangan xúc tác, rồi trung hòa axit sinh ra bằng NaOH:

        R-CH2-CH2-R’ → R-COOH + R’-COOH →R-COONa + R’-COONa

2. Thành phần của cà phòng và sử dụng xà phòng

– Thành phần chính của xà phòng là các muối natri (hoặc kali) của axit béo và chất phụ gia thường có là chất màu, chất thơm.

– Xà phòng dùng trong tắm gội, giặt giũ, .. có ưu điểm là không gây hại cho da. Xà phòng có nhược điểm là bị giảm tác dụng giặt rửa khi dùng với nước cứng.

III. Chất giặt rửa tổng hợp

1. Sản xuất chất giặt rửa tổng hợp

         CH3[CH2]10-CH2-O-SO3Na+: natri lauryl sunfat

         CH3[CH3]10-CH2-C6H4-SO3Na+ : natri đodecylbenzensunfonat

Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ.

2. Thành phần và sử dụng các chế phẩm từ chất giặt rửa tổng hợp

– Các chế phẩm từ chất giặt rửa tổng hợp có hại cho da khi giặt bằng tay.

– Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là dùng được với nước cứng.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN BÀI TẬP SGK TRANG 18

Câu 1. Chọn D

Câu 2.

a) Về cấu tạo, giữa phân tử xà phòng và phân tử chất giặt rửa tổng hợp:

– Giống nhau: Cùng kiểu cấu trúc, đuôi dài không phân cực ưa dầu mỡ kết hợp với đầu phân cực ưa nước.

– Khác nhau:

• Ở xà phòng, đuôi là gốc hiđrocacbon của axit béo, đầu là anion cacboxylat; ở chất giặt rửa tổng hợp, đuôi là bất kì gốc hiđrocacbon nào, đầu có thể là anion cacboxylat, sunfat.

• Khi gặp Cao+, Mgot trong nước cứng thì natri stearat phản ứng cho kết tủa làm giảm chất lượng của xà phòng; còn natri lauryl sunfat không có hiện tượng trên.

b) Xà phòng có tác dụng giặt rửa là do thành phần cấu tạo muối của axit béo. Gồm có 2 phần: “đầu” ưa nước là nhóm –COONa+ nối với “đuôi” kị nước, ưa dầu mỡ là nhóm –C,H, (x > 15). Phần kị nước sẽ thâm nhập vào vết bẩn, còn nhóm –C00 Na* ưa nước lại có xu hướng kéo ra phía các phân tử nước. Kết quả là vết bẩn (dầu, mỡ) bị phân chia thành những hạt rất nhỏ được giữ chặt bởi các phân tử xà phòng, không bám chặt vào vật rắn nữa mà phân tán vào nước rồi bị rửa trôi đi.

Câu 3.

a) Quả bồ kết để gội đầu, quả bồ hòn để giặt quần áo.

Ví dụ: dùng quả bồ kết gội đầu. Người ta hái quả bồ kết phơi khô. Lúc gội thì nướng sơ qua trên ngọn lửa rồi cho vào nồi nước đun sôi cùng với lá bưởi, lá và củ sả, . Khi nước sôi có bọt như xà phòng. Gội đầu thấy sạch gàu, tóc bóng mượt và có mùi thơm.

b) Bồ kết có nhược điểm là khi dùng phải chế biến như trên nên không phù hợp với người đi làm việc, muốn gội đầu nhanh, nhưng có ưu điểm là không hại da đầu. Phụ nữ Việt Nam thích dùng bồ kết.

– Xà phòng không hại da nhưng mất tác dụng trong nước cứng vì bị kết tủa với Ca2+và Mg2+.

– Bột giặt tiện sử dụng, không mất tác dụng trong nước cứng nhưng gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn xà phòng.

Câu 4. Dự đoán đúng là: bồ kết có tác dụng giặt rửa vì trong đó có những chất cấu tạo kiểu đầu phân cực gắn với đuôi không phân cực giống như phân tử xà phòng. Quả bồ kết đã được phơi khô, đem nướng sơ qua trên ngọn lửa rồi cho vào nồi nước đun sôi, khi nước sôi có bọt như xà phòng, ta được nước bồ kết. Nước bồ kết cũng như xà phòng không làm mất màu hoa, không làm nhạt màu giấy màu như nước Gia-ven. Giọt dầu ăn tan ra trong nước bồ kết cũng như nước xà phòng. Giọt dầu ăn không tan mà nổi lên thành một vệt nhỏ khi cho vào nước Gia-ven.

Câu 5.

Dầu ăn là triglixerit của axit béo không no nên:

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm A: dầu ăn nổi lên trên.

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm B: dầu ăn tan vào nước xà phòng.

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm C: dầu ăn nổi lên trên vì xà phòng mất tác dụng trong nước cứng.

Câu 6.

Nếu thay nước xà phòng (ở bài 5) bằng nước bột giặt thì:

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm A: dầu ăn nổi lên trên.

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm B: dầu ăn tan. 

– Cho dầu ăn vào ống nghiệm C: dầu ăn tan. .

Nguồn website giaibai5s.com

Chương 1. Este – Lipit-Bài 3. Chất giặt rửa
Đánh giá bài viết