I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

   Nắm được các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học và cấu trúc của văn bản văn học.

1. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học .

   Ngày nay, nói chung, người ta nhận diện một văn bản văn học theo ba tiêu chí sau:

(1) Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng của con người, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. 

(2) Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

(3) Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, thuộc về một thể loại nhất định và theo những quy ước, cách thức của thể loại đó.

   Tiêu chí (1) là nội dung phản ánh, tiêu chí (2) là ngôn từ nghệ thuật, tiêu chí (3) là thể loại.

2. Cấu trúc của văn bản văn học 

   Cấu trúc của văn bản văn học mang nhiều tầng lớp chứa đựng cái hay, cái đẹp của nó.

(1) Tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa

– Phải hiểu rõ ngữ nghĩa của từ : nghĩa tường minh / hàm nghĩa ; nghĩa đen / nghĩa bóng :

+ Con chó sói             /         Lòng lang dạ sói

+ Mùa xuân                /         Tuổi xuân

+ Ngôi sao đêm         /          Ngôi sao điện ảnh

– Cùng với ngữ nghĩa phải chú ý đến ngữ âm :

                        Chú bé loắt choắt

                        Cái sắc xinh xinh

                        Cái chân thoăn thoắt

                        Cái đầu nghênh nghênh

                                                            (Tố Hữu)

   Câu thơ bốn chữ và những từ láy liên tiếp tạo ra âm thanh và nhịp điệu : vui tươi, gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ.

(2) Tầng hình tượng

Ví dụ:   a)             Trong đầm gì đẹp bằng sen, 

                   Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

                           Nhị vàng bông trắng lá xanh,

                  Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

                                                                  (Ca dao)

             b)  Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,

                  Đêm qua sân trước một cành mai.

                                                              (Mãn Giác thiền sư)

             c) Thu đến cây nào chẳng lạ lùng

                 Một mình lạt thuở ba đông

                 Lâm tuyền ai rặng giờ làm khách

                 Tài đống lương cao ắt cả dùng.

                                                           (Nguyễn Trãi – Tùng

   Bài ca dao nói về hoa sen, câu thơ của Mãn Giác thiền sư có hình ảnh cành mai, khổ thơ của Nguyễn Trãi nói về cây tùng. Nhưng tác giả của chúng hẳn không phải viết ra để tả hoa sen, cành mai, cây tùng, mà chính là để nêu lên hình tượng hoa sen, cành mai, cây tùng : những hình tượng đó có vẻ đẹp như thế nào, và điều quan trọng, là để nhằm nói lên điều gì đối với người đọc.

(3) Tầng hàm nghĩa

   Từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng hàm nghĩa (ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng) của văn bản văn học. Có tìm ra hàm nghĩa ta mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức xã hội, những hoài bão ước mơ,…. Đó là những “tấc lòng” mà nhà văn muốn kí thác cho đời.

   Trong ví dụ a trên đây, ta thấy bài ca dao không chỉ nói về hoa sen. Những câu tả hoa sen ở trên chỉ để đi đến hàm nghĩa sâu xa đọng lại trong câu cuối :

                        Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

   Từ hình tượng hoa sen đẹp và thơm giữa bùn lầy, người nghệ sĩ dân gian ca ngợi chí khí giữ vững sự trong sạch của con người và nhắc nhở ta hãy giữ cho được phẩm chất trong sạch trong những môi trường không tốt.

   Ở ví dụ b, tác giả không chỉ kể về một sự thật. Hình ảnh hoa rụng hoa nở nói lên sự sống tuần hoàn bất diệt. Đó là cái nhìn bình thản yêu đời của người hiểu rõ quy luật, nắm vững chân lí. Đó là hàm nghĩa sâu xa câu thơ của Mãn Giác thiền sư mà nếu chỉ đọc lướt qua thì không thể cảm nhận được cái ý vị triết lí của nó.

   Vì vậy, suy ngẫm để tìm ra hàm nghĩa của văn bản văn học là lúc ta nâng cao tâm hồn mình, làm cho cuộc sống nội tâm trở nên sâu sắc, phong phú hơn.

3. Từ văn bản đến tác phẩm văn học

– Nhà văn sáng tác ra văn bản văn học. Đó là một hệ thống kí hiệu (câu chữ,…) tồn tại khách quan. Khi nằm im trên giá sách, văn bản là một tập giấy có chữ, chưa thể nói đến tác động của nó đối với xã hội.

– Chỉ khi nào văn bản văn học đi vào cuộc sống, đến với người đọc, được người đọc thưởng thức thì lúc đó nó mới trở thành tác phẩm văn học. Bởi vì, chỉ có thông qua việc đọc, hệ thống kí hiệu ấy mới hiện lên trong tâm trí người đọc những sự việc, những hình tượng nhân vật, những suy nghĩ vui buồn của con người và cuộc đời. Lúc đó những giá trị văn học vốn tiềm ẩn trong văn bản sẽ được người đọc tiếp nhận, văn bản trở thành tác phẩm văn học và có tác động đến con người và cuộc sống xã hội.

II. LUYỆN TẬP

Hướng dẫn giải bài tập trong SGK

1. Về bài “Nơi dựa”

a) Đây là bài thơ văn xuôi. Bài có hai đoạn gần như đối xứng nhau (về cách cấu trúc câu : câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn). Các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản.

b) Thông thường người yếu đuối tìm “nơi dựa” ở người vững mạnh. Ở đây như ngược lại (dẫn chứng trong bài thơ) cho ta thấy hàm nghĩa của tác phẩm : nơi dựa ở đây là nơi dựa tinh thần của con người trong cuộc sống, và đó mới chính là nơi dựa vững chắc nhất để cho con người sức mạnh đi lên.

   Ta thấy bài thơ là một tác phẩm văn học : có ngôn từ sáng tạo, có hình tượng nghệ thuật, có hàm nghĩa sâu sắc, nói lên những thể nghiệm về cuộc sống con người, được người đọc chấp nhận và đồng tình.

2. Về bài “Thời gian

   Gợi ý về ý nghĩa của toàn bài thơ : Thời gian xóa nhòa tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài.

Chú ý các câu thơ :

3. Về bài “Mình và ta” . 

Gợi ý :

a) Hai câu đầu : Mối quan hệ thân thiết giữa bạn đọc (mình) người viết (ta). Chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng là chỗ sâu thẳm tâm hồn mà người viết tìm đến khai thác, diễn tả.

b) Hai câu sau : Với hai câu thơ này, Chế Lan Viên nói lên quá trình từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc. Viết không phải là nói hết, cạn lời, cạn ý. Nhà văn cần dành cho người đọc cơ hội tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy nghĩ tiếp những điều nói đến trong văn bản để thành tác phẩm trong lòng người đọc : từ tro nhen lên thành lửa, từ viên đá dựng nên thành (xem mục 3 trên đây).

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 31: Văn bản văn học
Đánh giá bài viết