I. NÔNG NGHIỆP VÀ CÁC NGHỀ THỦ CÔNG

Câu hỏi: Nghề chính của cư dân Văn Lang là gì?

                             Trả lời câu hỏi

Nghề chính của cư dân Văn Lang là nghề nông trồng

lúa nước.

Câu hỏi: Qua các hình ở bài 11 SGK trang 34, em hãy cho biết  người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì? 

                            Trả lời câu hỏi

Người dân Văn Lang dùng lưỡi cày bằng đồng để xới

đất gieo, cấy.

Câu hỏi: Bên cạnh trồng cây lúa (lương thực chính), cư dân Văn Lang còn biết trồng các loại cây gì?

                           Trả lời câu hỏi

Bên cạnh trồng cây lúa (lương thực chính), cư dân

Văn

Lang còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí,

chuối, cam… và trồng dâu, chăn tằm.

Câu hỏi: Qua các hình 36, 37, 38, em nhận thấy nghề nào được  phát triển thời bấy giờ? 

                             Trả lời câu hỏi

Nghề luyện kim rất phát triển và được chuyên môn hóa

cao, ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí người thợ thủ công còn

đúc những trống đồng, thạp đồng.

Câu hỏi: Theo em, việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả nước ngoài đã thể hiện được điều gì?

                              Trả lời câu hỏi

Văn Lang là một nước nông nghiệp, nhưng lại có nghề đúc

đồng rất phát triển không chỉ với nhiều loại hình công cụ,

đồ dùng mà còn với trình độ tay nghề cao như việc đúc

trống đồng chứng tỏ trống đồng là hiện vật tiêu biểu cho tài

năng và kĩ thuật đúc đồng của tổ tiên ta.

II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA DÂN CƯ VĂN LANG

RA SAO?

Câu hỏi: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là loại nhà gì? Là Nhà được làm bằng nguyên liệu gì?

                             Trả lời câu hỏi

– Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là nhà sàn, mái

cong hình thuyền hay mái tròn hình mũi thuyền.

– Nhà làm bằng tre, gỗ, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để

lên xuống.

Câu hỏi: Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là gì?

                                Trả lời câu hỏi

 Thức ăn chính của cư dân Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ,

rau, cà, cá, thịt. Họ biết dùng muối, mắm và gia vị (gừng)…

Câu hỏi: Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang như thế nào?

                                 Trả lời câu hỏi

Trang phục thường ngày của cư dân Văn Lang có nhiều

tiến bộ:

– Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất.

– Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

Câu hỏi: Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì? 

                                      Trả lời câu hỏi

Phương tiện đi lại của cư dân Văn Lang giữa các làng, cha

chủ yếu bằng thuyền.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của cư dân  Văn Lang?

III. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN

LANG CÓ GÌ MỚI?

Câu hỏi: Qua bài 12 đã học em cho biết xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau như thế nào?

                         Trả lời câu hỏi

Xã hội Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau:

những người quyền quí, dân tự do, nô tì. 

Câu hỏi: Quan sát hình 38 (trang 39, SGK), cho biết hình ảnh B đó phản ánh điều gì?

                               Trả lời câu hỏi

Đây là những hình ảnh trang trí trên trống đồng, phản ánh

cuộc sống, những sinh hoạt lễ hội của cư dân Văn Lang:

những bộ áo quần đẹp, cảnh nhảy múa vui chơi, cảnh chèo

thuyền, đua ghe.

Câu hỏi: Các truyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy cho  ta biết người thời Văn Lang đã có những tục gì?

                                Trả lời câu hỏi

Các truyện Trầu, cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết

người thời Văn Lang đã sớm có những phong tục: người

Văn Lang đã biết ăn trầu cau, gói bánh chưng, bánh giầy

trong những ngày lễ hội, ngày tết để thờ cúng ông bà, tổ

tiên.

Câu hỏi: Nêu những nét chính trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang (phong tục, lễ hội, tín ngưỡng).

                                     Trả lời câu hỏi

– Về tín ngưỡng, thờ cúng các lực lượng tự nhiên (núi,

sông, đất, nước… người chết được chôn trong thập bình…

kèm theo công cụ và đồ trang sức.

– Về lễ hội: ca, hát, nhảy, múa, đua thuyền..

– Phong tục: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu… .

Câu hỏi: Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ?

                                 Trả lời câu hỏi

Đời sống tinh thần và vật chất phong phú đã hòa quyện lại

trong con người Lạc Việt, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu

sắc trong cư dân Văn Lang.

Câu hỏi: Em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang. 

                                    Trả lời câu hỏi

– Trống đồng có nhiều loại, nhưng đẹp nhất là trống đồng

Ngọc Lũ được tìm thấy ở Bình Lục (Hà Nam), hiện đang

được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

– Trống cao 0,63m, đường kính mặt trống là 0,80m. Trống

được chia làm 3 phần là mặt trống, tang trống và thân

trống. Mặt trống thường không chờm quá tang trống, phần

thân và tang trống loe ra tạo dáng cho trống đẹp và tăng sức

cộng hưởng âm thanh, làm cho trống kêu vang và xa.

– Tang trống phình rộng, trên tang trống khắc những mũi

thuyền cong trang trí hình đầu chim, trên thuyền có những

người đội mũ lông chim cầm cung tên, giáo mác đứng trên

chòi canh như đang trong tư thế chiến đấu. 

– Phần thân trống thắt lại, hình trụ tròn. Phần dưới là chân

trống choãi ra theo hình nón cụt, giữa thân trống và tang

trống có gắn 2 đôi quai, tết vặn thừng dùng để khiêng

trống.

– Mặt trống hình tròn và không chờ quá tang trống. Được

trang , trí bằng nhiều lớp hoa văn khác nhau, thể hiện sinh

động đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

Câu hỏi: Theo em, người Việt cổ dùng trống đồng vào những việc gì?

                                 Trả lời câu hỏi

Trống đồng là một nhạc khí được sử dụng trong các lễ nghi

nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi,

cũng như trong các dịp hội hè, vui chơi, múa hát…

Trống đồng cũng là vật tượng trưng cho quyền uy của các

tù trưởng, thủ lĩnh, được dùng để tập hợp quần chúng, chỉ

huy chiến đấu.

Trống đồng còn được dùng làm vật để trao đổi hàng hóa,

hoặc để chôn theo người chết.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? 

                            Trả lời câu hỏi

Đời sống của cư dân Văn Lang xuất phát từ điều kiện tự

nhiên và nền kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của họ

khá phong phú. Đó chính là cơ sở, nguồn gốc hình thành

nền văn minh sông Hồng, tạo nên những giá trị văn hóa

truyền thống của dân tộc Việt Nam.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

                               BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

Sau khi Hùng Vương phá giặc Ân rồi, trong nước thái bình

mới lo việc truyền ngôi cho con, hội hai mươi hai vị công

tử lại mà bảo rằng: “… Đến kì cuối năm, ai biết đem trận

cam mĩ vị đến dâng cùng Tiên vương để tròn đạo hiếu thì ta

sẽ truyền ngôi cho”.

 Bấy giờ, công tử thứ chín là Lang Liêu được thần mách

bảo: “Vạn vật trên đời là do trời đất sinh ra. Công ơn sinh

thành và dưỡng dục của cha mẹ sánh bằng trời đất. Mà

trong trời đất không có gì quí bằng gạo, vì gạo là của để

nuôi sống con người, người ta ăn mãi không chán, không

có vật gì đứng trước được. Nếu lấy gạo nếp hoặc gói làm

hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng

đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng

trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý cám ơn rời đất phát dục vạn

vật, như thế thì lòng cha sẽ vui, tôn vị chắc được”.  

                                SỰ TÍCH TRẦU CAU

 Đời xưa có một chàng tên là Quang Lang, diện mạo cao

lớn nên nhà vua đặt cho họ Cao. Cao Quang Lang có hai

người con trai sinh đôi, người đầu tên là Tân, người thứ tên

là Lang. Cả hai cùng theo học với thầy đạo sĩ họ Lưu.. Nhà

họ Lưu có người con gái tuổi chừng mười bảy, muốn tìm

đôi bạn nhưng không biết người nào là anh, bằng bưng một

bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em

nhường cho người anh ăn trước, nàng liền xin với cha mẹ

cho kết thành vợ chồng với người anh.

Sau đó, người em không thấy anh đối xử với mình bằng lúc

xưa, đem lòng hờn giận, mới bỏ đi. Đến một nơi thôn dã,

có một con suối lớn mà không có thuyền để sang, người em

tủi thân ngồi khóc ròng rồi chết, hóa thành một cái cây.

Người anh bỏ vợ đi tìm, thấy em đã chết bằng gieo mình

bên gốc cây mà tự vẫn, hóa thành tảng đá bên gốc cây. Sau

đó, người vợ cũng đi tìm chồng, ôm lấy tảng đá mà

chết, hóa thành một sợi dây leo quấn quýt trên đá, lá có mùi

thơm và cay. Cha mẹ Lưu Thị đi tìm con, đến đó cũng than

khóc rồi lập đền, thời đi qua ai cũng đốt nhang vái lạy,

khen là anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa.

Tháng bảy năm đó, vua Hùng Vương đi tuần hành ngang

qua đã dừng lại nghỉ chân để tránh nắng. Thấy trước đền,

cây lá phủ trùm, hỏi ra sự việc liền sai cận thần hái một trái

cây và hái một lá dây leo, vua thân nhai đi rồi nhổ trên đá,

thấy có sắc đỏ tươi, biết là vị ngon mới đem về bảo lấy lửa

nung đá làm vôi, cùng với trái cây, lá cây, hợp lại làm một

mà ăn, thấy vị béo thơm cay, môi đỏ. Vua truyền ban ra

thiên hạ, phàm những lễ hội lớn đều lấy vật này làm trước.

Từ, đấy nước Nam mới có tục ăn trầu cau như vậy

                                       QUẢ DƯA HẤU 

Đời Hùng Vương có một người tên là Mai An Tiêm diện

mạo khối ngô, được vua rất yêu quí, đặt tên là Yển, thường

dùng bên mình để sai bảo, sau còn ban cho một người

thiếp. Dần dần Yển trở nên phú quí, không thứ gì là không

có, sinh ra kiêu mạn, thường tự bảo rằng:

– Của cải này là vật tiến thân của ta, ta không từng trông

nhờ vào ơn chúa. Vua Hùng nghe được, cả giận nói rằng:

– Làm thần từ mà nó không biết ơn chúa. Bây giờ ta đem bỏ

nó ra ngoài biển, ra cái chỗ không người ấy coi thử nó còn

làm cái vật tiến thân của nó nữa hay không?

Bèn đày Mai Yển ra ngoài bãi cát của biển Nga Sơn

(Thanh Hóa), tứ phía không có dấu chân người đến, chỉ để

cho lương thực dùng trong bốn năm tháng mà thôi. Tiêm

không tỏ vẻ lo sợ, tự bảo:

– Trời đã sinh thì trời phải dưỡng, có gì lo?

Ở chưa được bao lâu, đến tháng tư, bỗng thấy một con bạch

hạc phương tây bay lại làm rơi các hạt nhỏ trên mặt cát.

Các hạt đâm chồi, nảy lộc, lan trên cát, xanh tốt kết thành

trái nhiều không kể xiết.

An Tiêm bổ ra ăn thử thấy mùi vị thơm tho, ngọt ngào thì

rất vui mừng liền nhân rộng ra mãi, ăn không hết thì đem

đổi lấy gạo. Nhân thấy do chim tha hạ từ phương Tây đến

nên đặt tên quả là Tây qua. Tiếng đồn đến tai nhân dân xa

gần, trên rừng dưới bến tranh nhau mua hạt bắt chước trồng

tỉa khắp nơi và suy tôn An Tiêm là “Tây qua phụ mẫu”.

 Biết chuyện, vua Hùng cho triệu An Tiêm về, trả lại quan

chức, cho đặt tên chỗ An Tiêm ở là “An Tiêm Sa Châu”,

thôn ấy gọi là Mai An.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Đánh giá bài viết