I. NHÀ NƯỚC VĂN LANG RA ĐỜI TRONG HOÀN

CẢNH NÀO?

Câu hỏi: Vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN vùng đồng bằng vencác con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay tình hình kinh tế, xã hội như thế nào?

                                        Trả lời câu hỏi

Vào khoảng thế kỉ VIII – VII TCN vùng đồng bằng ven

các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay

đã dần hình thành những bộ lạc lớn, sản xuất phát triển, sự

phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

Câu hỏi: Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn, có thuận lợi và khó khăn như thế nào đối với cư dân Lạc Việt?

                                         Trả lời câu hỏi

Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng

ven các con sông lớn có thuận lợi và khó khăn đối với cư

dân Lạc Việt.

– Thuận lợi: đồng bằng ven các con sông lớn có thuận lợi

là đất trồng trọt phù sa màu mỡ, mềm, xốp, dễ canh tác,

cho năng suất cao, nước tưới đủ quanh năm.

– Khó khăn: lũ lụt thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến

sản xuất và cuộc sống.

Câu hỏi: Truyện Thánh Gióng nói lên hoạt động gì của cư dân B Lạc Việt thời kì đó?

                                           Trả lời câu hỏi

Truyện Thánh Gióng cho thấy rằng trong xã hội đã có sự

tranh chấp, xung đột. Truyện nói lên ý thức tự vệ chống

xâm lược của cư dân Lạc Việt thời kì đó.

Câu hỏi: Theo em, truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân hồi đó?

                                       Trả lời câu hỏi

Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh đã phản ảnh hoạt động

chống lũ lụt, nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông

nghiệp (chống thiên tai) của nhân dân lúc bấy giờ.

Câu hỏi: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí (hình 31, 32) SGK trang 34 nói lên điều gì?

                                       Trả lời câu hỏi

Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí đã chứng tỏ cư dân Lạc

Việt luôn phải:

– Đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng.

– Đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ đất đai, lãnh thổ,

tự do.

– Giải quyết những xung đột giữa các tộc người, giữa các

bộ lạc với nhau. 

Câu hỏi: Nêu lí do ra đời của nhà nước Văn Lang.

– Do sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, làng chạ mở

rộng, hình thành những bộ lạc lớn.

– Do xã hội có sự phân chia thành kẻ giàu, người nghèo.

– Do nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp

(chống thiện tại).

– Do nhu cầu mở rộng giao lưu, tự vệ và đoàn kết chống

ngoại xâm. – Do cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải

quyết các xung đột.

Đó là những điều kiện cơ bản hoàn cảnh) dẫn đến sự ra

đời của nhà nước Văn Lang.

II. NƯỚC VĂN LANG THÀNH LẬP

Câu hỏi: Bộ lạc Văn Lang sống ở đâu? Đời sống của họ như thế nào?

                                         Trả lời câu hỏi

 – Bộ lạc Văn Lang sống ở vùng đất ven sông Hồng – từ

Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ) là một trong những

bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó. Đời sống của

họ sớm phát triển, có nghề . đúc đồng và cư dân đông đúc.

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? 

                                        Trả lời câu hỏi

Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương. Đóng đô ở

Văn Lang (Bạch HạcPhú Thọ).

Câu hỏi: Truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân nói lên điều gì?

                                      Trả lời câu hỏi

Truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long Quân nói về việc 50

người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao (vị trí của người

Văn Lang là ở vùng cao) đã tôn thờ người anh cả lên làm

vua, hiệu Hùng, đặt tên nước là Văn Lang. 

Điều này phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn

Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng các dân tộc

Việt Nam.

Câu hỏi: Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm là ngày nào? Em hãy đọc hai câu thơ nói lên ngày giỗ tổ vua Hùng?

                                        Trả lời câu hỏi

– Hàng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày 10 tháng 3

âm lịch.

– Hai câu thơ:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.

Câu hỏi: Các vua Hùng đã có công lao gì với đất nước ta? Bác Hồ đã căn dặn chúng ta như thế nào khi Bác về thăm đền Hùng (Phú Thọ)?

                                       Trả lời câu hỏi

– Các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang, nhà

nước đầu tiên của người Lạc Việt.

– Bác Hồ đã căn dặn:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải

cùng nhau giữ lấy nước”.

III. NHÀ NƯỚC VĂN LANG ĐƯỢC TỔ CHỨC NHƯ

THẾ NÀO?

Câu hỏi: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?

                                   Trả lời câu hỏi

– Nhà nước Văn Lang có hai cấp chính quyền: Trung ương

và Địa phương. Nếu chia theo đơn vị hành chính thì có ba

cấp: Nhà nước – Bộ – Chiềng, Chạ.

– Đứng đầu nhà nước là vua Hùng. Giúp việc cho vua là

các Lạc hầu, Lạc tướng giải quyết công việc chung của

nhà nước. Bên dưới là các bộ do Lạc tướng đứng đầu.

Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu.

– Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và nhận xét

                                   Trả lời câu hỏi

– Nhận xét: nhà nước Văn Lang là một nhà nước đầu tiên

ở nước ta, chưa có luật pháp, quân đội. Tuy còn đơn giản

nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản, đánh dấu bước

chuyển biến cơ bản từ chế độ nguyên thủy sang xã hội có

giai cấp, nhà nước, bước vào thời kì văn minh.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

                                   CON RỒNG CHÁU TIÊN

– Vào khoảng năm 2879 TCN, thủ lĩnh vùng đất Lĩnh

Nam là Lộc Tục lên làm vua, lấy hiệu là Kinh Dương

Vương. Ông đã lấy Thân Long (con của chúa hổ Động

Đình) và sinh được con trai đặt tên là Lạc Long Quân và

kết duyên cùng nàng Âu Cơ (con của Đế Lai) và sinh

được bọc trăm trứng”, sau nở ra 100 người con khỏe

mạnh.

– 50 người con đã theo Âu Cơ lên vùng đất Phong Châu

(Phú Thọ) nối đời dựng nước, lấy hiệu là Hùng Vương.

                                SƠN TINH – THỦY TINH

 Cuối thời Hùng Vương, vua có con gái gọi là Mị Nương

muốn tìm người để gả con. Bỗng có hai người từ ngoài

đến yết kiến. Một người xưng là Sơn Tinh, một người

xưng là Thủy Tinh. Vua nói: “Ta có một con gái, làm sao

lấy được cả hai chàng. Hẹn nếu ai đem lễ vật đến trước, sẽ

gả”. Hôm sau Sơn Tinh đến trước sắm đủ lễ vật, châu

báu, vàng bạc, chim thú rừng không gì không có. Vua y

lời hẹn gả cho. Sơn Tinh đón Mị Nương về Tản Viên ở

trên núi cao. Thủy Tinh đến muộn hận là không kịp, bằng

dâng nước tràn lên, dẫn các loài thủy tộc đuổi theo. Nhà

vua cùng Sơn Tinh chàng lưới ngang thượng lưu huyện

Từ Liêm chặn lại. Thủy Tinh theo đường sông khác từ Lý

Nhân vào chân núi Quảng Oai đi men bờ lên cửa sông

Hát, ra sông Cái vào sông Đà, đánh núi Tản Viên. Đi đến

đâu cũng tạo thành đầm vực, tích nước để đánh Sơn Tinh.

Sơn Tinh biết phép biến hóa thần thông, sai người Man

đan tre thành phên ngăn nước, dùng nỏ bắn ra, các loài cỏ

vây bị – trúng tên chạy trốn. Cuối cùng Thủy Tinh không

đánh được.

Bài 12. Nước Văn Lang
Đánh giá bài viết