Nguồn website giaibai5s.com

a/ Giọng đọc: Giọng nhẹ nhàng, vui, ấm áp, tràn đầy tình cảm. Chú ý đọc gần như liền hơi (đọc vắt dòng) ở một số dòng thơ 1 + 2, 3 + 4, 5 + 6, 8 + 9, 10 + 11. b/ Cách ngắt nghỉ:

. Sau những dòng thơ 1, 3, 5, 8, 10 đọc liền sang dòng sau.

– Sau những dòng có dấu chấm thì nghỉ hai nhịp. c/ Luyện đọc các từ ngữ khó: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao,…

Ilà trả lời:

  1. Gợi ý trả lời câu hỏi về nội dung bài 1. Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về.

(Đó là những hình ảnh: mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau…) 2. Những hình ảnh nào nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội?

(Đó là những hình ảnh: mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu mới về, nhà lá đơn sơ, tấm lòng rộng mở, …) 3. Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy? (Các em có thể trả lời:

Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân. – Bộ đội giữ bình yên cho đất nước.

Bộ đội phải chịu nhiều gian lao, vất vả vì hạnh phúc của nhân dân…) 4. Bài thơ giúp em hiểu điều gì?

Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân đối với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết.) III. Luyện tập 1. Đọc lại bài Bộ đội về làng 3 lần. 2. Luyện đọc lại các từ ngữ: rộn ràng, hớn hở, bịn rịn, xôn xao,.. 3. Ghi nhớ nội dung bài thơ: Ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 4. Học thuộc lòng bài thơ.

Giải bài tập Tiếng Việt 3 Tập 2-Tuần 19: Tập đọc: Bộ đội về làng
Đánh giá bài viết