I. Bài tập nhận thức’kiến thức mới 

Trả lời:

– Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hoá là vitamin, nước và muối khoáng.

– Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hoá là gluxit, lipit, prôtêin.

– Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động sau:

+ Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động: ăn, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.

+ Hoạt động đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá là: tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng.

Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hoá vào các cột tương ứng ở bảng:

Các cơ quan trong ống tiêu hoá Các tuyến tiêu hoá
Khoang miệng (lưỡi, răng)
Họng (hầu).
Thực quản
Dạ dày
Tá tràng
Ruột non
Ruột già, ruột thừa
Ruột thẳng
Hậu môn
Các tuyến nước bọt.
Các tuyến vị (dạ dày)
Tuyến gan (tiết dịch mật)
Tuyến tuỵ (tiết dịch tuy)
Các tuyến ruột

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào, đặc điểm mỗi nhóm:

Các chất trong thức ăn có thể phân nhóm theo các đặc điểm sau:

– Căn cứ theo đặc điểm cấu tạo hóa học:

+ Các chất hữu cơ gồm: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin..

+ Các chất vô cơ: muối khoáng, nước.

– Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hoá.

+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá là: gluxit, lipit, prôtêin.

+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hoá là: vitamin, muối khoáng, nước.

Câu 2. Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người là gì?

   Vai trò của tiêu hoá đối với cơ thể người là:

Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được ra khỏi cơ thể.

Câu 3. Các chất cần thiết cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hoá thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hoá? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không?

– Các chất cần thiết cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hoá cần phải trải qua các hoạt động như:

+ Ăn và uống

+ Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá 

+ Hấp thụ thức ăn.

– Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào và nước mô rồi vào hệ tuần hoàn máu.

III. Bài tập bổ sung vào vết

Câu 1. Hãy sắp xếp vị trí của các tuyến tiêu hoá tương ứng với các cơ quan tiêu hoá rồi ghi vào cột trả lời:

Cơ quan tiêu hoá Tuyến tiêu hoá Trả lời
1. Khoang miệng
2. Dạ dày
3. Ruột non
a) Tuyến ruột
b) Tuyến nước bọt
c) Tuyến vị
d) Tuyến tuỵ
e) Tuyến gan
1……….
2……….
3……….

Đáp án: 1b, 2c, 3a-d-e

Câu 2. Hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào quan trọng nhất? Vì sao?

Đáp án:

* Hệ tiêu hoá gồm ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.

– Ông tiêu hoá gồm: khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

– Tuyến tiêu hoá: nước bọt, gan, tuỵ, dịch vị, dịch ruột.

* Ruột non là cơ quan quan trọng nhất vì:

– Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi về mặt hoá học là chủ yếu.

– Ở ruột non nhờ có các tuyến tiêu hoá hỗ trợ như gan, tuy, các tuyến ruột nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải, biến đổi hoàn toàn các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, prôtêin) mà các phân trên ống tiêu hoá chưa biến đổi hoặc biến đổi chưa hoàn toàn.

– Đồng thời ruột non có cấu tạo phức tạp, đảm nhận chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nước, muối khoáng.

Câu 3. Kể tên các tuyến tiêu hoá ở người?

Đáp án: Kể tên các tuyến tiêu hoá ở người:

– Tuyến nước bọt

– Tuyến vị

– Tuyến gan

– Tuyến tuỵ.

– Tuyến ruột

Nguồn website giaibai5s.com

Chương V. Tiêu hóa-Bài 24. Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá
Đánh giá bài viết