I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

– Khi nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao? 

Khi nhai cơm lâu trong miệng ta thấy cảm giác ngọt là vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza có trong nước bọt làm biến đổi một phần tinh bột (chín) thành đường mantozơ, đường này tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

– Hãy điền các cụm từ phù hợp? Điện các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng:

Sự tiêu hóa ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các cơ quan thực hiện hoạt động Tác dụng của hoạt động
Biến đổi thức ăn về mặt lí học. – Tiết nước bọt.
– Nhai
– Đảo, trộn thức ăn
– Tạo viên thức ăn
– Các tuyến nuóc bọt.
– Răng
– Răng, lưỡi, các cơ môi và má.
– Răng, lưỡi, các cơ môi và má.
– Làm ướt, ,ềm thức ăn.
– Làm mềm, nhuyễn thức ăn.
– Làm thức ăn thấm đẫm nước bọt.
– Tạo viên thưc ăn vừa nuốt.
Biến đổi thức ăn về mặt hóa học Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt. Enzim amilaza Biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozơ.

– Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?

Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

– Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?

Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.

– Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lý học và hóa học?

Thức ăn qua thực quản rất nhanh (chỉ 2 – 4 giây) nên thức ăn xem như không ? được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học.

II. Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Câu 1. Thực chất biến đổi lí hoá của thức ăn trong khoang miệng là gì?

Thực chất biến đổi lí hoá của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghiên cho mềm nhuyễn và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.

Câu 2. Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu?

   Nghĩa đen về mặt sinh học của cấu thành ngữ “Nhai kĩ no lâu” là khi nhai kĩ thức ăn được nghiền nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hoá, làm cho hiệu suất tiêu hoá cao hơn, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn nền no lâu hơn.

Câu 3. Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hoá tiếp?

   Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hoá ở khoang miệng và thực quản thì còn những chất trong thức ăn cân được tiêu hoá tiếp là: gluxit, lipit, prôtêin.

Câu 4. Khi ăn cháo hay uống sữa các loại thức ăn này được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?

Khi ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm:

– Cháo: (thành phần chủ yếu là tinh bột) thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantozơ. 

– Sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hoá hóa học của sữa không diễn ra ở khoang miệng do thành phần hóa học của sữa chủ yếu là prôtêin.

III. Bài tập bổ sung

Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp sau ruột non, nghiền, dịch vị, ruột, prôtêin, thức ăn, dạ dày, dinh dưỡng, tụy, nhào trộn để điền vào chỗ trống (.) thay cho các số 1, 2, 3… trong các câu sau: 

   Tại khoang miệng thức ăn bị cắt,……(1)……..và tẩm nước bọt. Thức ăn xuống đến ……(2)….. tiếp tục được nghiền nhỏ và ……(3)………thấm đều với………(4)…….. Một phần thức ăn là ……..(5)…………được biến đổi. Sau đó ………(6)………..được chuyển xuống ………(7)……….để các enzim của dịch ……(8)….., dịch……(9)…, dịch mật tác dụng và biến đổi hoàn toàn thành chất ………(10)……….

Đáp án. 1. nghiền   2. dạ dày    3. nhào trộn   4. dịch vị   5. prôtêin

6. thức ăn    7. ruột non   8.tụy     9. ruột   10. dinh dưỡng

Câu 2. Hãy chọn các từ hay cụm từ sau để điền vào chỗ trống (…) thay cho các số 1, 2, 3… trong câu để câu trở nên hoàn chỉnh và hợp lí.

a – Cơ thực quản          g – Răng

b- Tinh bột                    h- Cơ môi

c – Dễ nuốt                   i – Tuyển nước bọt

d – Amilaza                   k – Má

e – Lưỡi                        l – Viễn thức ăn mềm

   Nhờ hoạt động phối hợp của …………..(1)…………, lưỡi, các ………….. (2) ………… và ………(3)………. cùng các …………….(4)…………….. làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành khoang miệng trở thành …………….(5)……………, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và …………….(6)…………… trong đó một phần………(7)……… được enzim……………..(8)……………….. biến thành đường mantozơ. Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của …….(9)………. và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các ……….(10)…………

Đáp án. 1. g; 2, h; 3. kỳ 4. i; 5. 1; 6. c; 7. b; 8. d; 9. e; 10. a.

Câu 3. Điền dấu x vào ô đúng hoặc sai trong bảng sau để xác định đúng đặc điểm của sự tiêu hoá trong khoang miệng:

Đặc điểm Đúng Sai
1. Biến đổi lý học là chủ yếu
2. Lưỡi tham gia biến đổi hoá học thức ăn
3. Có rất nhiều enzim tiêu hoá.
4. Enzim tiêu hoá là amilaza.
5. Chất được biến đổi hoá học là lipit.

6. Prôtêin không được biến đổi hoá học
7. Enzim có tác dụng lên chất tinh bột (chín).
8. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là các sản phẩm từ đường đơn
10. Có 3 loại răng tham gia biến đổi lý học.
11. Độ pH phù hợp cho hoạt động của enzim là 7,2
12. Sản phẩm tạo ra từ biến đổi hoá học là mantozơ.

Đáp án. Những câu đúng: 1, 4, 6, 7, 10, 11, 12.

Những câu sai: 2, 3, 5, 8, 9.

Câu 4. Tại sao trong thí nghiệm tìm hiểu về hoạt động của amilaza, ở ống nghiệm D lại phải cho thêm vài giọt HCl (2%) vào hồ tinh bột và nước bọt?

Đáp án: Trong thí nghiệm tìm hiểu hoạt tính của amilaza trong nước bọt ở ống nghiệm D lại phải cho thêm vài giọt HCl (2%) vào dung dịch hồ tinh bột và nước bọt để làm giảm độ pH → mất hoạt tính của amilaza (vì enzim amilaza chỉ hoạt động tốt ở pH = 7,2). Vì vậy, ở ống nghiệm này tinh bột không biến thành đường mantozơ.

Nguồn website giaibai5s.com

Chương V. Tiêu hóa-Bài 25. Tiêu hoá ở khoang miệng
Đánh giá bài viết