Cách day cũng tương tự cách dạy các tên gọi trong phép cộng, trừ như đã nêu ở mục B.II của $1. Chỉ có điều là không xét trường hợp viết các phép nhân, chia theo kiểu tính dọc vì trẻ chưa học.

VII. Cách dạy trẻ tìm x (trong đó x là thừa số hoặc số bị chia)

Xét một ví dụ : Tìm x biết x: 2 = 3

a) Bước 1: Xác định tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính. Chẳng hạn : x là số bị chia (chưa biết)

                    2 là số chia.

                    3 là thương.

– Bước 2 : Áp dụng quy tắc : “Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia”: x = 3 x 2

Tín– Bước 3: h và viết kết quả :3 x 2 = 6, vậy x = 6.

b) Các trình bày : x : 2 = 3

                                  x = 3 x 2

                                  x = 6

c) Ghi chú : Có thể thử lại : “6 : 2 = 3, đúng” bằng miệng hoặc vào nháp.

VII. Cách dạy trẻ về vai trò của số 1 trong phép nhân, chia

B1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1:

a) PH nêu phép nhân, yêu cầu trẻ chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau :

1 x 2 = 1 + 1 = 2,                         vậy 1 x 2 =2

1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3,                   vậy 1 x 3 = 3

1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4,             vậy 1 x 4 = 4

Trẻ kết luận : Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.

b) PH nêu : Trong các bảng nhân đều có :

2 x 1 = 2                                4 x1 = 4

3 x 1 = 3                                5 x 1 = 5

Trẻ kết luận : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

B2 : Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1):

– Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia.

1 x 2 = 2,                   ta có            2 : 1 = 2

1 x 3 = 3,                   ta có            3:1 = 3

1 x 4 = 4,                   ta có            4:1 = 4

1 x 5 = 5,                   ta có            5: 1 = 5

– Trẻ kết luận : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

Nguồn website giaibai5s.com

Bài 5. Giúp trẻ học chương V “Phép nhân và phép chia”-VI-VII- VIII.dạy trẻ tên gọi trong phép nhân, chia. Cách dạy trẻ tìm x. Cách dạy trẻ về vai trò của số 1 trong phép nhân, chia
Đánh giá bài viết