I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công.

Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?

Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy?…

Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân mà không cho như vậy là 11ghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mĩ.

Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích?

Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: “Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lí thuyết của tôi”.

Bà Helen Keller hồi hai tuổi bị bệnh nặng, hoá đui, điếc, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỉ XIX.

Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, học không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học.

J.J. Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: “Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?”. Ông đáp: “Học trong trường nghịch cảnh”. Elihu Burrit mười sáu tuổi tập nghề thợ rèn, mỗi ngày đập sắt mười một giờ mà còn có thì giờ học ngoại ngữ, sau ông thông 18 sinh ngữ và 32 thổ ngữ, thiên hạ gọi là “nhà bác học thợ rèn”. Những người không chịu học, đọc chuyện ông chắc phải mắc cỡ.

Trên đường doanh nghiệp, cảnh nghèo thường kích thích i1oạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại.

Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu – Mĩ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi. Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượn rác, làm bồi phòng… chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.

Cổ nhân đã nhận xét đúng: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu.

Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, lười biếng nên một người Pháp đã nói: “Những con ngựa mập không chạy đưỢC nhanh” và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu”.

(Nguyễn Hiến Lê, Rèn nghị lực để lập thân, dẫn theo http://www.wattpad.com)

Câu 1 Câu văn nào khái quát nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 Việc nêu lên những tên tuổi cụ thể trong đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu 3 Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lăn, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu.”

 Câu 4 Qua đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công”.

Câu 2 (5,0 điểm)

Nhận định về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, có ý kiến cho rằng văn học giai đoạn này “chủ yếu mang khuynh hướng sử thi” (Ngữ văn 12, tập một, Sđd, tr. 12).

Anh/ Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Câu văn nêu khái quát nội dung của đoạn trích là: Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh, nhà nghịch cảnh thường giữ một chiếc vệ quan trọng trong sự thành công.

Câu 2 Việc nêu lên những tên tuổi cụ thể trong đoạn trích là những dẫn chứng nhằm khẳng định và làm sáng tỏ lí lẽ tác giả nêu lên ở câu văn đầu tiên, cũng là câu khái quát nội dung của đoạn trích.

Câu 3 Khi nói câu: “Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu.”, người nói muốn nhấn mạnh ý: những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình giàu có, đầy đủ điều kiện dễ có tâm lí và thói quen ỷ lại, lười biếng, không có động lực và quyết tâm phấn đấu “cải thiện đời sống” hoặc làm những điều lớn lao khác.

Câu 4 HS rút ra bài học thiết thực cho bản thân. Nội dung của bài học có thể là: không nên tự ti, nhụt chí khi ở vào hoàn cảnh khó khăn, bất lợi: cần biết lợi dụng nghịch cảnh để đi tới thành công, không nên dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà phải tự mình tạo dựng cuộc sống riêng; cần có niềm tin vào sự cố gắng, nỗ lực của bản thân…

II. LÀM VĂN

Câu 1 HS cần viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ), theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tông – phân – hợp…; sử dụng một trong các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ… hoặc kết hợp các thao tác này, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu… để bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến: “Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công”.

Tham khảo quan điểm của tác giả trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu để làm bài. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng ý chính cần làm sáng tỏ là: Nghèo túng là nghịch cảnh, là khó khăn, bất lợi nhưng nếu con người biết lợi dụng nghịch cảnh, từ nghịch cảnh mà suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo “cái khó ló cái không thì có thể đi đến thành công. Lập luận cần chặt chẽ, hợp lí, không trái với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Câu 2 Đề bài yêu cầu HS làm sáng tỏ ý kiến cho rằng văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 “chủ yếu mang khuynh hướng sử thi”.

– Để làm bài, HS cần chỉ ra những đặc trưng cơ bản của “khuynh hướng sử thi” trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 với một số điểm chính sau:

+ Ra đời và phát triển trong Cách mạng tháng Tám 1945 và cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại ác liệt và kéo dài chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 trước hết là một nền văn học của chủ nghĩa yêu nước. Đó không phải văn học của những số phận cá nhân mà là tiếng nói của cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất, độc lập, tự do hay nô lệ, ngục tù. Đó là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng.

+ Nhân vật trung tâm của văn học thời kì này là những con người gắn số phận mình với số phận đất nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Đó là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại, chứ không đại diện cho cá nhân mình.

+ Nhà văn, nhà thơ nhân danh cộng đồng mà ngợi ca người anh hùng với những chiến công chói lọi.

– Những đặc trưng cơ bản trên của khuynh hướng sử thi đã chi phối toàn diện và sâu sắc văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.

– HS lựa chọn trong các tác phẩm/ đoạn trích đã học như Việt Bắc (Tố Hữu), Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành),… những nội dung phù hợp để phân tích và làm sáng tỏ nhận định.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 17
Đánh giá bài viết