I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hãy lắng nghe! Cuộc cách mạng thông tin đã bao phủ thế giới bằng những thiết bị. Bạn có thể bắt được sóng điện thoại di động ở giữa châu Phi hay gửi thư điện tử cho bạn bè từ máy tính xách tay trong khi đang bay qua Đại Tây Dương. Công nghệ thật tuyệt vời, nhưng cùng với nó là cái giá phải trả: rác điện tử.

Rác điện tử là loại rác thải tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Và nó cũng không phải là loại rác “tốt”. Màn hình máy tính chứa chì. Pin chứa lit. Và đến lượt kẽm, đồng, thu ngân chảy đầy trong bộ phận điện tử của các máy móc hiện đại. Đốt những thứ này sẽ làm ô nhiễm bầu không khí của chúng ta. Khi bị quăng vào đống rác, các độc tố sẽ thấm vào đất làm nhiễm bẩn đất trồng và nguồn nước ngầm.

Một vấn đề nghiêm trọng.

Khoảng 130 triệu điện thoại di động bị vứt đi nỗi năm. Những thứ bị vứt đi hằng năm sẽ nhanh chóng nhiều bằng số mua vào. Chúng ta có khoảng hai tỉ chiếc điện thoại di động trên hành tinh, nhưng đó chỉ là phần nhỏ của bức tranh. Bây giờ, hãy cộng thêm 50 triệu màn hình máy tính, chúng ta có một đống rác thái mà khi chồng cái nọ đến cái kia, sẽ vượt qua chiều dài từ trái đất đến vệ tinh xa nhất.

(Elizabeth Rogers – Thomas M.Kostigen, Sách xanh, NXB Thế giới, H., 2010, tr. 68 – 69)

Câu 1 Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Câu 2 Từ đoạn trích trên, anh/ chị hãy nêu một định nghĩa về rác điện tử.

Câu 3 Vì sao rác điện tử không phải là loại rác “tốt”? 

Câu 4 Anh/ Chị hãy nêu ít nhất 02 việc làm cụ thể có thể giúp hạn chế ảnh

hưởng của rác điện tử.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của các điện tử không?

Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/ chị.

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích nỗi khổ cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Từ đó liên hệ với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc thể hiện nỗi khổ của người nông dân ở hai tác phẩm.

GỚI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng ý chính là: Đoạn trích viết về tình trạng rác thải điện tử trong xã hội hiện nay; hoặc Tình trạng rác thải điện tử hiện nay và mối nguy hiểm của chúng.

Câu 2 Rác điện tử là loại rác được tạo ra từ tất cả các thiết bị điện tử bị vứt bỏ (màn hình máy tính, tivi, máy in, máy fax, điện thoại, đĩa CD, DVD, máy nghe nhạc,…).

Câu 3 Rác điện tử không phải là loại rác “tốt” vì các chất như chì, liti, đồng, kẽm, thuỷ ngân,… chứa trong các thiết bị điện tử thải loại khi phân huỷ sẽ làm ô nhiễm không khí, đất và nước.

Câu 4 HS nêu ít nhất 02 việc làm cụ thể để hạn chế ảnh hưởng của rác điện tử, chẳng hạn như: tại phần mềm trực tuyến thay vì mua đĩa CD; quyên góp điện thoại cho trung tâm tái chế thay vì quăng chúng vào thùng rác; nâng cao nhận thức cộng đồng về rác thải điện tử…

II. LÀM VĂN 

Câu 1 HS cần nêu rõ quan điểm của mình về việc hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại có phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của các điện tử không?; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn chứng cụ thể; đoạn văn đảm bao dung lượng (khoảng 200 chữ), có thể theo cách diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tông – phân – hợp; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Sau đây là một hướng giải quyết:

– Hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại không phải là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm của rác điện tử. Bởi vì khoa học công nghệ không ngừng phát triển để phục vụ cuộc sống con người. Hiện nay, mỗi ngày lại có thêm rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại, với những tính năng ưu việt ra đời giúp con người sống thoải mái hơn, làm việc năng suất, hiệu quả hơn. Hạn chế sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến ấy nghĩa là từ chối sự tiến bộ của khoa học công nghệ, làm cản trở sự phát triển của công nghệ, bỏ qua những tính năng vượt trội của công nghệ.

– Vậy làm thế nào để việc sử dụng rộng rãi, phổ cập các thiết bị không tạo ra lượng rác điện tử khổng lồ gây ô nhiễm môi trường sống của con người? (HS đưa ra một số biện pháp như: sử dụng đúng mức, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của thiết bị công nghệ đến đời sống và môi trường bằng các giải pháp tái chế, tiêu huỷ rác điện từ một cách khoa học, đúng quy trình,…).

Câu 2 Viết 01 bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; xác định đúng vấn đề cần nghị luận triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có sáng tạo trong diễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Có thể trình bày theo hướng sau:

a) Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt: Kim Lân được biết đến như một nhà văn hàng đầu trong số những cây bút văn xuôi viết ít mà tinh.

Ông viết về nông thôn và người nông dân với những trang văn chân thật, xúc động, tinh tế, thể hiện sự am hiểu sâu sắc cảnh ngộ cũng như tâm lí của họ và một tấm lòng yêu mến tha thiết. Tác phẩm chính của ông là hai tập truyện ngắn Nên vợ nên chồng (1955) và Con chó xấu xí (1962). Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, rút từ tập Con chó xấu xí. b) Truyện ngắn Vợ nhặt đã tập trung thể hiện nỗi khổ cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

– Nỗi khổ phải sống trong cảnh đói khát thê thảm, ảm đạm, nhuốm mùi chết chóc (phân tích cảnh cái đói tràn về xóm ngụ cư với những xác người chết như ngả rạ, tiếng hờ người chết, tiếng quạ kêu, mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết đói; bữa cơm đầu tiên đón dâu mới ở nhà bà cụ Tứ cũng chỉ có chè cám, rau chuối và những tiếng thở dài cố nén vào lồng ngực; sự đon đả đáng thương của người mẹ chồng như để cố xua đi sự nghèo khổ đến khốn cùng…).

– Nỗi khổ bị cái đói dồn đuổi đến mức người đàn bà phải chấp nhận theo không người đàn ông mới gặp về làm vợ, chỉ qua mấy câu đùa tầm: phơ tầm phào và bốn bát bánh đúc. Giá trị con người trong nạn đói thật là re rung (phân tích ngoại hình nhân vật người “vợ nhặt”, cuộc gặp gỡ của người “vợ nhặt” với Tràng, sự trơ trẽn của thị khi đòi ăn, tâm trạng thị lúc theo Tràng về nhà và khi nhìn thấy cái nhà rúm ró của Tràng).

– Đói khát khiến cho người đàn ông tên Tràng phải “chậc lười” lấy đại người đàn bà mới gặp hai lần ngoài chợ về làm vợ và phải chấp nhận một mình làm nên cuộc đón dâu thảm hại (phân tích hoàn cảnh và tâm trạng của Tràng khi dắt vợ về nhà).

– Nỗi khổ của người nông dân cùng cực đến nỗi người mẹ già khi thấy con trai mang một người đàn bà xa lạ về nhà và giới thiệu là vợ cũng đành phải ngậm ngùi biến buồn thành vui, biếm họa thành phúc (phân tích tâm trạng với nhiều âu lo, vui buồn, tủi hờn, hi vọng đan xen lẫn lộn của bà cụ Tứ khi Tràng dắt vợ về giới thiệu với mẹ).

– Đánh giá: Vợ nhặt đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc nỗi khổ cùng cực của người nông dân Việt Nam trong nạn đói lịch sử năm 1945. Qua đó,Kim Lân đã thể hiện tài quan sát tinh tế cùng sự thấu cảm sâu sắc với cuộc đời, số phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

c) Liên hệ với tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để thấy sự giống và khác nhau trong việc thể hiện nỗi khổ của người nông dân ở hai tác phẩm

– Giống nhau: cả hai tác phẩm đều diễn tả nỗi khổ vì đói nghèo của người nông dân: trong Vợ nhặt, cái đói đây người nông dân vào những hoàn cảnh trớ trêu, bị thâm còn trong Chí Phèo, cũng chỉ vì đói nghèo mà người nông dân phải bán mình cho địa chủ, sống thân phận tôi đòi. Họ đều là nạn nhân của ách áp bức, bóc lột của thực dân và phong kiến.

– Khác nhau: Trong tác phẩm Chí Phèo, nỗi khổ của người nông dân không chỉ dừng lại ở việc bị bần cùng hoá mà bi kịch hơn, người nông dân còn bị lưu manh hoá. Chí Phèo từ một anh nông dân lương thiện trở thành con quỷ dữ, bị biến dạng cả về nhân hình và nhân tính, đau đớn hơn, bị cự tuyệt quyền làm người. Còn nỗi khổ của người nông dân trong Vợ nhặt lại được khai thác ở khía cạnh bị hại. Nếu như nhân vật của Nam Cao chỉ có cái chết là con đường giải thoát duy nhất thì Kim Lân lại nhìn ra ánh sáng le lói cuối đường hầm”: đó là hi vọng về cuộc nổi dậy có cách mạng soi đường đưa người nông dân thoát khỏi đói nghèo.

– Đánh giá: Cùng nói về nỗi khổ cùng cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng nhưng mỗi tác phẩm có cách thể hiện riêng là do thời điểm sáng tác khác nhau (Nam Cao viết Chí Phèo trước Cách mạng tháng Tám còn Kim Lân viết Vợ nhặt sau khi Cách mạng tháng Tám đã thành công, âm hưởng thời đại đã vọng vào tác phẩm một màu sắc tươi sáng, lạc quan quan). Hơn nữa, mỗi nhà văn là một tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo không lặp lại, nên cùng nói về một đề tài nhưng Nam Cao và Kim Lân lại có những cách nhìn riêng, cách thể hiện riêng.

Nguồn website giaibai5s.com

Đề thực hành luyện tập thi THPT quốc gia môn Ngữ văn – Đề 13
Đánh giá bài viết