Câu 1. Đọc mẩu chuyện sau:

BẦU TRỜI MÙA THU

       Tôi cùng bạn trẻ đi ra cánh đồng. Buổi sáng tháng chín mát mẻ và dễ chịu. Tôi nói với các em:

      – Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa. Còn bây giờ bầu trời thế nào? Hãy suy nghĩ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.

Bọn trẻ nhìn lên bầu trời và suy nghĩ. Sau vài phút, một em nói:

– Bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

– Vì sao mặt nước lại mệt mỏi? – Tôi hỏi lại.

       – Thưa thầy, mùa hè, nước dạo chơi cùng những làn sóng. Mùa thu, nó mệt và đứng lại với màu xanh nhạt. Nó mệt mỏi!

Những em khác tiếp tục nói:

– Bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa. 

       – Bầu trời xanh biếc. Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn đứng trầm ngâm một chỗ. Tôi hỏi: 

– Còn Va-li-a, vì sao em im lặng thế ?

 – Em muốn nói bằng những từ ngữ của mình. 

– Em đã tìm được câu nào chưa ? 

       – Bầu trời dịu dàng – Va-li-a khẽ nói và mỉm cười. Sau đó, mỗi em đều  muốn nói về bầu trời bằng từ ngữ của riêng mình. 

– Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

 – Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca.

       – Bầu trời ghé sát mặt đất. Mùa hè, nó cao hơn và có những con chim én bay liệng. Còn bây giờ chẳng có chim én nữa, vì thế bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang trong bụi cây hay ở nơi nào.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Câu 2. Tìm những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện nêu trên. Những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh? Những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá ?

          (- Những từ ngữ thể hiện sự so sánh: bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao.

         – Những từ ngữ thể hiện sự nhân hoá: bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa / bầu trời dịu dàng / bầu trời buồn bã 7 bầu trời trầm ngâm / bầu trời nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca / bầu trời ghé sát mặt đất / bầu trời cúi xuống lắng nghe để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào.

         – Những từ ngữ miêu tả khác : bầu trời rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa / bầu trời xanh biếc, cao hơn.)

Câu 3. Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống.

 * Tham khảo đoạn văn dưới đây:

          Núi Tản Viên hay còn gọi là núi Ba Vì nay thuộc tỉnh Hà Nội, giáp ranh với Hoà Bình. Từ thị xã Sơn Tây vào tới chân núi chưa tới hai mươi cây số theo đường chim bay. Vào những ngày mùa hạ, nắng đẹp trời trong, dãy Ba Vì hiện lên với tất cả vẻ hùng vĩ, oai nghiêm và thơ mộng vốn có từ ngàn xưa của nó.

         Đứng trên đê sông Hồng lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ thấy dãy núi xanh thẫm sừng sững in hình trên nền trời biếc. Đỉnh núi chia làm ba ngọn, Cao nhất là ngọn Ngọc Hoa ở giữa, hai bên là ngọn Ông, ngọn Bà. Sáng sớm, mây trắng vờn quanh, Ba Vì thấp thoáng sau làn sương mỏng, trông càng thêm huyền ảo.

        Buổi trưa, nắng trung du xứ Đoài vàng như hổ phách. Không khí trong veo. Nắng phủ vàng rực triền núi, lấp lánh trên những tán cổ thụ của đại ngàn. Càng về chiều, màu núi càng tím sẫm lại, nổi bật trên nền ráng đỏ hoàng hôn. Núi Ba Vì lúc ấy trông kì vĩ lạ lùng!

Nguồn website giaibai5s.com

Những bài làm văn mẫu lớp 5 tập 1 – Tuần 9: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên
4 (80%) 1 vote