Đề bài: Viết bài văn nghị luận bàn về một bài học đạo đức, hoặc cách sống mà anh (chị) rút ra được từ một tác phẩm văn chương:

   Sự chiến thắng của cái thiện từ truyện Tấm Cám).

   Thái độ khiêm tốn, không giấu dốt (từ truyện Tam đại con gà).

   Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba – 1442:

   “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

   Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành. 

Gợi ý bài làm

1a. Về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác trong truyện Tấm Cám, các ý chính cần nêu là:

   Giới thiệu về quan niệm đạo đức truyền thống liên quan đến cái thiện, cái ác trong văn học, nhất là văn học dân gian.

   Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và bài học đạo đức về sự chiến thắng của cái thiện.

   Bình luận:

+ Miêu tả lại mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám.

+ Cái ác đã chà đạp cái thiện như thế nào? Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?

+ Cải thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? Từ thụ động đến chủ động, từ phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?

+ Từ câu chuyện, em rút ra bài học về mối quan hệ kết quả giữa cái thiện và cái ác: Đó là cái thiện vượt qua cái ác không thể bằng sự nhường nhịn một cách yếu hèn mà phải đấu tranh quyết liệt với cái ác, diệt trừ nó. Đó là một cuộc đấu tranh thực sự biểu hiện bằng những hành động cụ thể chứ không thể là cuộc đấu tranh tinh thần.

   Câu chuyện dân gian còn là bài học răn dạy về cách sống, con đường hướng thiện, tránh cái ác của con người. Nó giúp chúng ta biết sống nhường nhịn và đấu tranh đúng lúc, kịp thời tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống.

1.b. Về thái độ khiêm tốn, không giấu dốt trong tác phẩm Tam đại con gà:

   Nhân dân ta từ xưa luôn đề cao thái độ khiêm tốn trong cuộc sống, thái độ cầu thị và ham học hỏi.

   Giới thiệu truyện cười Tam đại con gà và bài học về thái độ khiêm tốn, không giấu dốt.

Bình luận:

+ Tóm tắt lại các sự kiện chính của truyện Tam đại con gà, những tình huống bộc lộ cái dốt của anh thấy đồ.

+ Trong truyện, sự không khiêm tốn và thái độ giấu dốt của thầy đồ được thể hiện như thế nào? Đó là đi dạy học mà gặp chứ không biết, không những không chịu học hỏi để nâng cao kiến thức mà lại luôn tìm cách để giấu cái dốt của mình bằng biện pháp xin đài âm dương, giải thích lòng vòng, lí sự không đúng…

+ Hậu quả mà anh ta nhận được như thế nào? Tự biến mình thành trò cười cho mọi người, bị mọi người chê bai, coi thường, khinh bỉ về sự dốt nát của mình.

+ Bài học cần rút ra từ câu chuyện là gì? Tri thức của cuộc sống là vô tận nhưng sự hiểu biết của con người có những giới hạn nhất định. Chúng ta phải biết thể hiện thái độ khiêm tốn và biết nghiêm khắc thừa nhận những sai lầm, thiếu sót, những lỗ hổng kiến thức của bản thân; phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức trên nhiều lĩnh vực để nâng cao sự hiểu biết và thực hiện tốt mọi công việc của mình…

2. Đối với đề tài này, các ý chính cần đạt là:

– Giới thiệu về tác giả Thân Nhân Trung và bài kí.

– Nhấn mạnh chi tiết: Thân Nhân Trung là người có nhiều quan điểm tiến bộ, sâu sắc thể hiện sự chăm lo sự nghiệp hưng thịnh của nước nhà. Một trong những tư tưởng ấy là tư tưởng tôn trọng, đề cao vai trò của hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.

– Nêu ra quan điểm của mình về vấn đề này:

+ Khẳng định ý kiến của Nhân Thân Trung là hoàn toàn đúng đắn, sâu sắc và có giá trị thực tiễn cho đến ngày nay.

+ Giải thích ý nghĩa câu nói của Nhân Thán Trung với các ý chính sau:

• Người hiền tài là những người học rộng, tài cao, thông minh, sáng suốt, có trí tuệ. Đối với mỗi quốc gia, đó là cái hạt nhân khí chất ban đầu làm nên sự sống còn, phát triển vững mạnh, trường tồn.

• Người hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia. Ở Trung Hoa ngày trước, vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc, các nước mạnh hay yếu, tồn tại hay suy vong là đều nhờ vào việc trọng dụng nhân tài. Đối với nước ta từ trước cho đến nay cũng như thế, thời nào người hiền tài được trọng dụng, triều đại nào có sự giúp sức của những bậc hiền tài đều phát triển vững mạnh; ngược lại nếu thiếu những người hiền tài thì sớm muộn gì cũng sẽ bị diệt vong.

• Vì vai trò quan trọng của những bậc hiền tài như vậy nên Nhà nước ta hết sức quý trọng nhân tài, ban hành những chính sách đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích, phát triển nhân tài như: đề cao danh tiếng, phong quan tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban thưởng… và đặc biệt thời phong kiến đã cho dựng bia Tiến sĩ để ghi tên tuổi những người có học vấn uyên bác, đủ đức độ và tài cao để lưu danh sử sách. Những việc làm trên đây của Nhà nước vừa thể hiện sự quý trọng nhân tài vừa chứng tỏ, khẳng định vai trò quan trọng của hiện tài đối với quốc gia

+ Bài học rút ra từ tư tưởng của Nhân Thân Trung:

• Thời nào thì hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia”. Vì thế, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong giai đoạn phát triển đất nước như hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám” đang diễn ra khá phổ biến.

• Trong thời kì mở cửa, người hiền tài không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước nói chung mà vai trò của họ còn được thể hiện ngay ở những cấp độ nhỏ hơn. Cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài, có nhiều người có năng lực tham gia vào công tác quản lí hoặc là những người lao động trực tiếp thì đều có thể thúc đẩy công việc của mình tiến triển nhanh chóng và hiệu quả.

• Thấm nhuần tư tưởng ấy, Nhà nước ta hiện nay cũng đang đề cao giáo dục, xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi để người hiền tài có điều kiện phát huy khả năng của mình, cống hiến hết sức cho đất nước. .

3. Bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành.

   Các ý chính cần đạt trong bài trình bày ý kiến về phương châm Học đi đối với hành:

   Khẳng định phương châm “Học đi đôi với hành” là điều quan trọng tối ưu trong phương pháp học tập.

   Giải thích câu nói: Thế nào là học đi đôi với hành?

Học ở đây được hiểu là lí thuyết, là một quá trình mà ở đó chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Học cũng có thể là một quá trình tự thân vận động. Quá trình ấy là quá trình tự học: học trong sách vở, tài liệu hay ngay cả trong cuộc sống. Quá trình này nhằm đạt đến một cái đích chung là làm phong phú những hiểu biết của mình, giúp mình phát triển toàn vẹn nhân cách và đặc biệt là trang bị cho chúng ta những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội, nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và đất nước.

Hành xưa nay vẫn được hiểu là quá trình vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Hành là đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ chính xác của nó, làm cho nó sinh động và có ích. Hành có nhiều cấp độ khác nhau. Nó tùy thuộc vào tri thức mà chúng ta học được phong phú và sâu sắc đến đâu. Những người nông dân làm ruộng thực hành sẽ khác hẳn với những kĩ sư thực hành vận hành máy móc trong sản xuất và lại càng khác hẳn nếu như đem so sánh với một nhà văn hay một nhà giáo.

Học phải đi liền với thực hành. Nó là hai bộ phận thống nhất và có quan hệ gắn bó với nhau, bổ sung làm hoàn chỉnh nhau.

Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định nhưng hành cũng có chức năng không kém. Nếu như chúng ta chỉ biết học lí thuyết mà không vận dụng thực hành thì những lí thuyết mà chúng ta đã thu nhận cũng chỉ là những kiến thức chết, vô ích. Chúng ta không chỉ học vẹt những kiến thức mang tính lí thuyết mà phải biết đem nó vận dụng vào trong cuộc sống, biến nó thành sức mạnh vật chất để phục vụ cuộc sống, chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của nó. Đồng thời, muốn việc thực hành có kết quả như mong đợi đòi hỏi chúng ta phải nắm thật chắc những kiến thức lí thuyết.

    Tuy nhiên, đôi lúc, những lí thuyết chúng ta học khi đem vào áp dụng thực tế lại gặp phải rất nhiều khó khăn. Chúng ta phải biết kết hợp khéo léo, nhuần nhuyễn và đôi lúc vận dụng cả sự sáng tạo vào những điều đã học. Có như thế, kiến thức sẽ trở nên sâu hơn, bền vững hơn. Học không phải là lí thuyết suông mà phải thực hành vận dụng để biến nó thành sức mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý nghĩa thực sự đúng đắn.

Bài tham khảo                           ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

   Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã tiệt trừ được những nạn dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỷ này lại xuất hiện những ôn dịch khác.

   Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động: ..

   Ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS.

   Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:

   “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.

   Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say như người uống rượu.

   Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. 

   Trong khói thuốc lá lại có chất ôxít các-bon, chất này thấm vào máu, bám chặt các hồng cầu không cho chúng tiếp cận ôxi nữa. Không lạ gì sức khỏe của người nghiện thuốc ngày càng sút kém.

   Thấm vào các tế bào, chất hắc ín lại thường gây ra ung thư. Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá. .

   Ta đến Viện Nghiên cứu các bệnh tim mạch, bác sĩ viện trưởng cho biết: | Chất ni-cô-tin của thuốc lá làm các động mạch co thắt lại, gây những bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim. Có thấy một bệnh nhân bị tắc động mạch chân lên những cơn đau như thế nào, rồi phải cắt dần từng ngón chân đến cả bàn chân; có thấy những người 40-50 tuổi đã chết đột xuất vì nhồi máu cơ tim; có thấy những khối ung thư ghê tởm mới nhận ra tác hại ghê gớm của thuốc lá.

   Không cần nhắc đến những việc nghiêm trọng như vậy, chỉ riêng bệnh viêm phế quản của hàng triệu người cũng đã làm mất bao nhiêu ngày công lao động và làm tổn hao sức khoẻ cộng đồng.

   […] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi! 

   Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mèm, anh làm anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ. .

   Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành lang mà hút.

   Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra suy yếu. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.

(Theo Nguyễn Khắc Viện,
Từ thuốc lá đến mua túy – Bệnh nghiệm,
NXB Giáo dục)

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 1. Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội 
Đánh giá bài viết