HƯỚNG DẪN

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời

– Phạm Văn Đồng không chỉ là nhà chính trị, nhà giáo dục mà ông còn là nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn.

– Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1963). Năm 1963 cũng là thời điểm quân đội Mỹ và chính quyền tay sai triển khai chính sách tố cộng, diệt cộng và lê máy chém trên toàn miền Nam với luật 10-59. Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa. Bối cảnh lịch sử trên đã thôi thúc Phạm Văn Đồng viết bài ca ngợi một ngôi sao yêu nước sáng ngời của dân tộc và cần được soi sáng hơn nữa “nhất là trong lúc này”. Không chỉ dừng lại ở việc tưởng nhớ Nguyễn Đình Chiểu, tác giả còn định hướng cách nhìn nhận thơ văn và khơi dậy tinh thần chống giặc trong thời đại mới.

2. Điều khiến cho con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đáng khâm phục

– Nguyễn Đình Chiểu là một nhân cách lớn với tấm lòng yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc. Sống trong cảnh đất nước lâm nguy, vua quan bán nước, nhân dân khắp nơi đang vùng dậy đấu tranh, không thể ra giúp nước cứu đời, ông chỉ còn biết gửi gắm toàn bộ lòng yêu nước và căm thù giặc cao độ qua những áng thơ văn nghĩa khí, có sức mạnh vũ bão đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và tôi tớ của chúng”.

– Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, ngoài những giá trị văn nghệ, còn “soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác gia”. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chói sáng tinh thần yêu nước, ông coi viết văn, cầm bút là sứ mệnh của nhà văn, nhà thơ. Mục đích viết văn thơ là để làm vũ khí chiến đấu, ca ngợi đạo đức, chính nghĩa, chống lại tà gian, giáo dục đạo lí, khích lệ đấu tranh đòi quyền con người.

– Nội dung trên được thể hiện qua ba luận điểm lớn của bài viết:

+ Luận điểm thứ nhất: Tác giả nêu lên cuộc đời, con người và quan niệm sáng tác thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.

+ Luận điểm thứ hai: Thơ văn phản chiếu cuộc đấu tranh oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ, ca ngợi con người chính trực, đấu tranh cho lẽ phải trên đời và xót thương cho những người vô danh đã ngã xuống.

+ Luận điên thứ ba: Tác phần lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu Lục Vân Tiên, phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam. Đó là “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa!”.

ĐỀ 90: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Điều gì khiến cho con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đáng khâm phục?
Đánh giá bài viết