* Hướng dẫn làm bài tập 

1. Dưới đây (SGK 41, 42) là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây.

Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý?

Cách tả trong mỗi đoạn văn có những điểm đáng chú ý sau: 

a) Tả lá cây (Bài Lá bàng): Tác giả tả sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.

– Mùa xuân: lá bàng mới này trông như những ngọn lửa xanh (dùng phương pháp so sánh).

– Mùa hè: lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

– Mùa thu: mùa của lá rụng.

– Mùa đông: lá bàng đỏ như đồng (phương pháp so sánh).

b) Tả thân cây và gốc cây (Bài Cây sồi già): Tác giả tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.

– Mùa đông: cây sồi nứt nẻ, đây vết sẹo (phương pháp nhân hoá).

– Mùa xuân: tỏa rộng thành vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu.

2. Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích.

– Tả lá (lá bàng):

Lá bàng được thay đổi theo mùa. Mùa thu lá từ màu xanh sẫm chuyển sang màu vàng pha đỏ rồi màu nâu. Mùa đông lá bàng đỏ như màu chậu đồng rồi dần dần rụng hết. Xuân sang, chồi non mới nhú lên, những lá xanh non xoè khắp các cành trông như những đàn chim đang Uỗ cánh bay. Sang hè lá lên thật dày trông như màu ngọc bích. Thỉnh thoảng những làn gió thổi qua khiến cành lá rung rinh xào xạc.

– Tả thân cây (thân cây dừa):

Thân dừa xám xịt, bỏ đầy dấu ấn của thời gian và nứt nhiều đường li ti. Càng lên cao, thân nó càng thu nhỏ lại và đâm thẳng lên trời. Từ gốc tới ngọn, dừa phải cao đến mười mét.

– Tả gốc cây (gốc cây phượng): 

 Gốc cây phượng trường em rất to, hai ba người ôm mới xuể, dưới gốc cây nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con trăn khổng lồ đang trườn tới. Ra chơi, chúng em thường ngồi dưới gốc cây trò chuyện vui vẻ.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 22: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
Đánh giá bài viết