*Hướng dẫn làm bài tập 

1. Phân loại các từ sau đây theo nghĩa của tiếng tài:

a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng. 

b) Tài có nghĩa là “tiền của”: tài nguyên, tài trợ, tài sản.

2. Đặt câu với một trong các từ nói trên: 

– Anh ấy đúng là một người tài giỏi.

– Những người thợ mỏ đang khai thác tài nguyên của đất nước. 

– Anh em Cẩu Khây có tài nghệ siêu phàm.

 – Bác Hồ là một người tài đức. 

– Trần Đăng Khoa là một nhà thơ tài hoa. 

– Chúng ta cần bồi dưỡng những tài năng trẻ. 

– Cần phải bảo vệ tài sản của công. 

– Anh ấy là một nghệ sĩ tài ba.

– Để giúp nhân dân Cu Ba, Việt Nam đã tài trợ hơn 30000 tấn gạo. 

3. Tìm trong các câu tục ngữ dưới đây (SGK trang 11) những câu ca ngợi tài trí con người.

Những câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người: 

– Câu a: Người ta là loa đất

– Câu c: Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan 

4. Em thích những câu tục ngữ nào ở bài tập 3? Vì sao?

– Em thích câu: Người ta là hoa đất. Vì câu tục ngữ này đã nêu một nhận định chính xác về con người; ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất.

– Em thích câu: Chuông có đánh mới kêu / Đèn có khêu mới tỏ. Vì đây là một nhận xét, muốn biết rõ một người, một vật nào đó, cần phải có thử thách để xem người và vật đó có bộc lộ được khả năng của mình.

– Em thích câu: Nước lã mà vã lên hồ / Tuy không mà nổi cơ đồ mới ngoan. Vì câu tục ngữ này ca ngợi những con người có ý chí, nghị lực, tạo nên sự nghiệp lớn và giàu có từ hai bàn tay trắng của mình

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 19: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Tài năng
Đánh giá bài viết