I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

– Trình bày được đặc điểm dân cư: số dân, sự gia tăng, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.

– Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của dân cư và lao động trong việc phát triển kinh tế – xã hội.

– Trình bày và giải thích được những đặc điểm kinh tế của địa phương.

– Phân tích số liệu, biểu đồ, bản đồ để biết đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh (thành phố).

II. GỢI Ý THỰC HIỆN (theo ở SGK)

C. Dân cư và lao động

1. Gia tăng dân số

– Số dân.

– Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm. 

– Gia tăng cơ giới.

– Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động cơ giới.

– Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.

2. Kết cấu dân số

– Đặc điểm kết cấu dân số: kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.

– Anh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế – xã hội.

3. Phân bố dân cư

– Mật độ dân số.

– Phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư.

– Các loại hình cư trú chính.

4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

– Các loại hình văn hoá dân gian. Các hoạt động văn hoá truyền thống,..

– Tình hình phát triển giáo dục: số trường, lớp, học sinh,… qua các năm; chất lượng giáo dục,…

– Tình hình phát triển y tế: số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế,.. qua các năm; hoạt động y tế của tỉnh (thành phố),…

D. Kinh tế

1. Đặc điểm chung

– Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước.

– Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì đổi mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh (thành phố). Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế – xã hội?

2. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố). Qua biểu nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).

Nguồn website giaibai5s.com

Địa lí địa phương-Bài 42. Địa lí tỉnh (thành phố (tiếp theo)
Đánh giá bài viết