I. Tác giả và tác phẩm

1. Tác giả

   Huy Cận (1919 – 2005) tên thật là Cù Huy Cận, quê ở làng An Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Đức An, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận thuở nhỏ học ở quê, sau đó học trung học ở Huế và học trường Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội. Cũng như Xuân Diệu, Huy Cận tham gia mặt trận Việt Minh từ rất sớm và có mặt trong Ilội nghị Quốc dân tại Tân Trào vào trước ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, ông có mặt trong phái đoàn của chính phủ lâm thời tại buổi lễ thoái vị của vua Bảo Đại tại Ngọ Môn (1Iuế). Sau Cách mạng tháng Tám, Iluy Cận tiếp tục có mặt trong chính quyền Cách mạng và giữ nhiều chức vụ khác nhau liên quan đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật..

   Huy Cận là một trong những tác giá xuất sắc của phong trào Thơ mới. Thơ của ông hàm súc, giàu chất suy tưởng và tính triết lí. Ong yêu thích thơ ca Việt Nam, chịu ảnh hưởng của thơ Đường và văn học Pháp. Sáng tác của Huy Cận có thể chia làm hai thời kì chính là trước và sau Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đáng chú ý của Huy Cận trước Cách mạng là tập thơ Lửa thiêng sáng tác trong giai đoạn 1937 – 1940; ngoài ra còn có một số tác phẩm như Kinh cầu tự (văn xuôi – 1942), Vũ trụ ca (thơ – 1940 – 1942). Khoảng 10 năm sau ngày Cách mạng thành công, Iluy Cận ít có tác phẩm được in. Từ sau năm 1958, Huy Cận lại tìm thấy cảm hứng sáng tác với sự đổi mới về nhiều mặt, nhất là tìm thấy sự hòa điệu giữa con người và xã hội. Các tập thơ chủ yếu của ông trong giai đoạn này là: Trời luối ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Những năm sáu mười (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984), Ta về với biển (1997).

2. Tác phẩm

   Bài thơ Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 và được in trong tập thơ đầu tay Lửa thiêng. Ban đầu bài thơ có tên là Chiều bên sông, một nhan đề gắn liền với bút pháp tả chân khách thể tự nhiên, tức là nhà thơ miêu tả những hình ảnh cụ thể. Về sau tác giả đổi tên thành Tràng giang khiến cho bài thơ có sự dịch chuyển từ thực sang ảo. Đây được coi là bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất của Huy Cận. Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Câu thơ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”

   Câu thơ có nhiều từ gợi lên một không gian buồn vô tận:

– Trời rộng, sông dài là không gian mênh mông, vô biên.

– Bâng khuâng, nhớ là tâm trạng buồn, cô đơn. 

   Câu thơ gợi lên một nỗi buồn mênh mang lan tỏa đến mọi góc cạnh của không gian. Đối diện với cái vô cùng, vô tận của không gian và cái vô thủy, vô chung của thời gian, con người cảm nhận một cách thấm thía nỗi cô đơn, sự nhỏ nhoi của chính mình, cảm thấy bơ vơ, lạc lõng giữa cái không gian bao la ấy. Đó là nỗi niềm của cái tôi nhà thơ. Lời đề từ vừa tô đậm thêm cảm giác Tràng giang, vừa thâu tóm cảm xúc chủ đạo, vừa tạo ra nét âm nhạc cho cả bài thơ. .

   Cảm xúc trong lời đề từ được tạo ra để báo trước cảm xúc nổi trội của thi nhân trong suốt bài thơ. Đó là mạch cảm xúc bắt nguồn từ bức tranh thiên nhiên như hòa vào lòng người tạo ra.

2. Am điệu trong bài thơ

   Buồn lặng lẽ, bâng khuâng da diết và sâu lắng là âm điệu chung trong toàn bài thơ. Đặc điểm nổi bật của âm điệu là buồnđều đều như sóng nước dập dềnh. Đó cũng chính là âm điệu trong lòng tác giả khi đứng trước cảnh sông nước mênh mông. Câu thơ bảy chữ với nhịp thơ 3 / 4, kết hợp với vần bằng ở cuối câu làm cho âm điệu trải dài và đồng đều, tạo sự lan tỏa trong không gian và thấm sâu vào lòng người. Hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối tiêu biểu nhất cho âm điệu chung của bài thơ. Đó chính là yếu tố góp phần làm cho bài thơ bộc lộ hết cái tôi cá nhân cũng như tâm trạng của Huy Cận khi đối diện với cảnh sông nước bao la.

3. Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

   Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang được diễn tả bằng một hệ thống hình ảnh sinh động với những cảm giác tinh vi, phong phú. Tuy nhiên, có thể thấy hình ảnh trong bài thơ được tạo thành từ hai yếu tố chủ yếu là mênh mông vô biênhoang sơ liu quạnh.

   Không gian trong bài thơ luôn luôn vươn xa tới vô biên ở mọi chiều hướng. Hai câu đầu trong bài thơ miêu tả cái mênh mông của con sông lớn:

                     Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

                     Con thuyền xuôi mái nước song song.

   Nếu trong câu thơ đầu, sự vô biên được mở ra theo chiều rộng với hình ảnh những đợt sóng xô đuối nối tiếp nhau điệp điệp trùng trùng tới tận chân trời, thì ở câu sau sự vô biên lại được mở ra theo chiều dài với hình ảnh những con thuyền xuôi mái theo những dòng nước song song rong ruổi mãi về cuối trời. Hai câu thơ tiếp theo cũng có cách gợi tả không gian như thế:

                      Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,

                     Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

   Câu thơ đầu mở ra một chiều cao đến vời vợi với hình ảnh nắng xuống, trời lên sâu chót vót. Chiều cao của đỉnh trời đã chuyển hóa thành chiều sâu của vũ trụ. Câu thơ thứ hai lại mở ra sự vô biên theo một chiều hướng khác, đó là chiều sâu hút mắt của tầm nhìn ngang. 

   Sự mênh mông, vô biên còn được tạo ra theo quan hệ tương phản. Đó là đặt cái nhỏ nhoi, hữu hạn (củi một cành khô, lơ thơ còn nhỏ, chim nghiêng : cá nhỏ) bên cạnh cái lớn lao, vô hạn (sông dài, trời rộng, bờ xanh bãi vàng, lớp lớp mây cao đùn núi bạc) để làm nổi bật cái mênh mông, bát ngát của không gian.

   Không gian hiện lên trong bài thơ còn hết sức hoang sơ, hiu quạnh. Bóng dáng con người xuất hiện một cách thưa thớt, mờ nhạt rồi dần mất hút. Ban đầu còn thấy bóng dáng con người xuất hiện bên cạnh hình ảnh con thuyền (Con thuyền xuôi mái nước song song), nhưng sau đó con thuyền cũng tìm cho mình một bến bờ nào đó để lại sau lưng một khoảng không và một nỗi buồn vô hạn (Thuyền kề, nước lại sâu trăm ngả) và bóng dáng con người cũng không còn xuất hiện trong cái không gian bao la đó nữa (Đâu tiếng làng xa mãn chợ chiều). Cuối cùng, hoàn tất cái sự hoang sơ, hiu quạnh của không gian là hình ảnh bến đò vắng lặng (Mênh mông không một chuyến đò ngang – Không cầu gợi cút niềm thân mật) và dấu hiệu sự sống của con người nơi thôn làng vào buổi chiều hoàng hôn (Không khói hoàng hôn).

   Tuy hoang sơ, hiu quạnh những bức tranh thiên nhiên trong bài thơ vẫn rất gần gũi, thân thuộc đối với mỗi người Việt Nam. Đó là một con sông | quê hương với cành củi khô lạc giữa dòng, với bèo nối nhau trôi trên sông với tiếng văn chợ chiều xa xăm, và với những bãi bồi ven sông. Hình ảnh tuy đã được khái quát và mang tính tượng trưng nhưng nó vẫn rất thực và gần gũi, mang hình dáng của con sông quê hương vốn rất thân thuộc.

4. Tâm sự thầm kín của tác giả qua bài thơ

   Những bài thơ như Tràng giang được xếp vào diện văn học công khai. Vào giai đoạn sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, văn học công khai tuy được chính quyền thực dân Pháp cho phép lưu hành nhưng vẫn bị kiểm soát một cách gắt gao. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc không thể biểu hiện một cách trực tiếp. Do vậy, những nghệ sĩ chân chính thường bày tỏ lòng yêu nước một cách thầm kín, gián tiếp, bóng gió. Để bày tỏ lòng yêu nước của mình, các tác giả phải mượn chuyện sinh hoạt đời thường (Gánh nước đêm – Á Nam Trần Tuấn Khải), mượn chuyện xưa để nói chuyện nay (Chữ người tử tù, Bữa rượu máu – Nguyễn Tuân), mượn chuyện tình yêu đôi lứa (Thề non nước – Tản Đà), hoặc phải gửi gắm tâm tư vào một loài vật : (Nhớ rừng – Thế Lữ)… Biểu hiện của Huy Cận cũng không nằm ngoài cách biểu hiện của các nhà văn cùng thời. Trong bài Tràng giang, Huy Cận kín đáo gửi lòng yêu nước vào nỗi buồn và niềm thiết tha trước cảnh vật thiên nhiên. Đó là nỗi buồn của một người dân thuộc địa trước giang sơn bị mất chủ quyền, hòa lẫn vào nỗi bơ vơ trước tạo vật hoang vắng. Đọc bài thơ . chúng ta khó nhận ra những tâm sự gửi gắm của tác giả vì không có ngôn từ nào thể hiện điều này. Hiện lên trong bài thơ chỉ có cảm giác bơ vơ và tâm trạng thiết tha. Bởi tâm trạng buồn vong quốc bao trùm trong mỗi người dân Việt Nam lúc bấy giờ, khiến cho con người sống trên quê hương mà cảm thấy thiếu quê hương, luôn cảm thấy bơ vơ ngay trên quê hương mình. An sâu trong nỗi bơ vơ của tác giả trước trời nước hoang vắng, hiu quạnh là tâm trạng bơ vơ của một người dân bị mất nước. Thái độ thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với chính Tổ quốc mình.

Bài tham khảo

NHÀ THƠ HUY CẬN

– Nhà thơ Huy Cận, tên khai sinh là Cù Huy Cận, sinh năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân ở An Phú, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông học ở quê, rồi ở Quốc học Huế và trường Cao đẳng Canh nông Hà Nội. Ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh từ năm 1942, tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào (8 – 1945). Và được bầu vài ủy ban dân tộc Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Sau Cách mạng tháng Tám, Huy Cận làm Bộ trưởng, Thứ trưởng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1984, ông là Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1 – 1996).

   Huy Cận là một nhà thơ lớn. Ông có nhiều đóng góp cho sự cách tân và phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông từ trần vào ngày 19-2-2005, hưởng thọ 87 tuổi.

   Tham gia cách mạng từ thời bí mật, năm 1945, ông đã tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu vào Ủy ban Dân tộc Giải phóng. Cách mạng thành công, ông làm Bộ trưởng, Thứ trưởng ở nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, nội vụ, văn hóa. Cù Huy Cận hoạt động chính trị liên tục, nhưng bao giờ ông cũng là một nhà thơ có năng suất cao trong số các nhà thơ hàng đầu của thơ Việt Nam hiện đại.

   Khi Huy Cận đã ngoài 70, ông vẫn minh mẫn và viết đều. Thể lực không còn khỏe lắm, nên không thể đi được nhiều, thơ ít mở ra đề tài mới. Nhưng sau lưng ông là một gia tài đồ sộ của một thi sĩ tài năng thuộc vào hàng tiêu biểu cho thi nhân Việt Nam thế kỉ XX.

   Ai quen biết Huy Cận đều có sự ngạc nhiên này: ông sống giản dị như một “ông phó mộc”, ấy vậy thơ ông lại tinh tế vào bậc nhất trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Tinh tế trong ngôn ngữ, trong cảm xúc, trong nhịp điệu,

               Tai nương nước giọt mái nhà

               Nghe lời nặng nặng, nghe ta buồn buồn.

   Nhưng tinh tế nhất là trong hình tượng, trong ý tưởng. Hai mươi tuổi, ông cảm nghe tiếng gió thở dài mỗi khi thổi xóa đi những dấu chân in trên đường bụi, trong đó có những dấu chân xa lạ đã từng bước trùng lên nhau như một gặp gỡ ngẫu nhiên rồi chia li vĩnh viễn. Huy Cận rất nhạy cảm trước nỗi u uẩn xót thương của thân phận con người. Chỗ này ông giống với Nguyễn Gia Thiều nhưng phong phú hơn bậc tiền bối, phong phú bởi gần đời hơn:

               Trời sao trên biển, biển nhân sao

               Ngủ trên bờ, đời nhân chiêm bao.

   Huy Cận tìm thơ trong mối tương quan của đời người với khoảng mênh mông rợn ngợp của không gian lẫn thời gian. Ông quen suy nghĩ từ những khái niệm ôm trùm.

Chiếc võng thơ Huy Cận, một đầu móc vào vũ trụ, một đầu móc vào xã hội người. Hồn ông đung đưa hài hòa trong mối liên quan ấy. Gần như cây hoàng lan trước cửa nhà và xa như trận mưa đêm nối vào vũ trụ:

               Có trăng mà lại có mưa

               Như trên lụa bạch thêu thùa kim sa

               Hoàng lan trước ngõ la đà

               Cành đưa nét đậm lá nhòa mực phai.

   Hai cuộc kháng chiến, ba mươi năm trường chinh trong bùn máu, thơ Huy Cận có một gốc rễ đời sống ngày một bền chắc, gắn bó ràng rịt với mỗi sự kiện của cách mạng, của đời sống xã hội, với mỗi nỗi niềm của thân phận con người và từ gốc rễ ấy bao giờ hồn thơ ông cũng vươn tới khoảng trời xa rộng vĩnh cửu. Đây cũng là thao tác thơ chính yếu của thơ Huy Cận: từ những mảnh chum vại vỡ của làng biển bị bom Mĩ, ông nhận ra cái vị mặn bền chắc của mắm muối cuộc đời. Ông lập tứ từ tương quan ấy. Ông thời sự trong tư thế vĩnh cửu. Ông làm thơ về hợp tác xã đánh cá biển có gió làm lái, trăng làm buồm trong khoảng không gian có sóng cài then, đệm sập cửa. Ông viết về hợp tác xã nông nghiệp có máy cày thay người nhưng không ca ngợi cơ giới mà ông lại hít vào mình thật dài cái hơi mát của đất cày.

   Địa chỉ của ông là hành tinh. Đề tài của ông là cõi người. Ngọn lửa thiêng u uẩn cháy trong tâm hồn ông từ tuổi trẻ đến bây giờ là ngọn lửa làm ấm những hồn người. Những hồn người trong một thân xác sống hay phiêu dạt cõi hư vô đối với ông vẫn là hồn của người. Không có sự phân biệt sống chết. Huy Cận có lúc siêu hình một cách nhân bản và nhân bản ngay trong cõi siêu hình. Nguyễn Trãi xưa ở trong chùa lạnh mà biết mây đã về trên đỉnh núi (Vân quy thiên tháp lãnh). Huy Cận của thời ta, trong đêm, nghe hơi bạn thở mà gặp xa xưa và lắng tới muôn sao hơi người dằng dặc bao giờ chó tan. Cái hơi thở ấy là tự muôn xưa đến muôn sao, làm gì có sự ngắt hơi mà phải bận tâm đến sống chết. Thơ Huy Cận già nửa thế kỉ phát triển mà vẫn liền hơi, liền mạch. Lúc trẻ đã Cây xanh thời gian / Chín tròn mặt nguyệt, nghĩa là đã biết xanh và biết chín, thì giờ đây:

                   Trần trụi mai đây ta ngủ đất

                   Xốn xang lắng bước của mùa lên.

   Con người khi trở về, lại như hạt giống gieo vào đất, trong im lìm bóng tối đã lại nghe bước đi xốn xang của mùa cây mới.

Nguồn website giaibai5s.com

Học tốt Ngữ Văn 11-Bài 22. Tràng giang
Đánh giá bài viết