Chính tả

1. Điền vào chỗ trống:

2. Điền tiếng thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu trong | hai mẩu chuyện sau:

a) Tiếng có âm tr hoặc ch

                       Đãng trí bác học 

   Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, bèn bảo: 

– Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.

  Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:

– Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ!

b) Tiếng có vần uôc hoặc uôt

                 Vị thuốc quý

Nhà thờ Đức nổi tiếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:

– Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.

Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:

– Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.

Bác sĩ mỉm cười:

Không phải những quả táo bình thường kia chữa khỏi bệnh cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.

                           Luyện từ và câu

             LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?

1. Gạch 1 gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau:

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu kể về công việc trực nhật lớp của tổ em, trong đó có dùng các kiểu câu Ai làm gì?.

   Hôm nay, đến phiên em và bạn Huy làm trực nhật. Chúng em đến trường rất sớm. Chúng em khiêng bàn ghế. Em dùng chổi để quét lớp, bạn Huy lau bàn cô, lau bảng lớp, lau cửa kính. Hai em khiêng rác đổ vào thùng rác của trường. Sau đó cả hai xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.

                                     Tập làm văn

                              MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

(Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết)

Chọn viết theo 1 trong 4 đề bài gợi ý sau:

1. Tả chiếc cặp sách của em.

2. Tả cái thước kẻ của em.

3. Tả cây bút chì của em.

4. Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

Bài làm

   Đầu năm lên lớp Bốn, ba em đã mua cho em một cái bàn học mới, đặt ở góc học tập của em.

   Bàn được làm bằng gỗ cao su ép sấy nên nhẹ và bền. Bàn có bốn chân cao vừa tầm ngồi của em. Mặt bàn hình chữ nhật, dài độ một mét, rộng bảy tấc. Mặt bàn láng bóng nổi vân như lụa. Phía dưới mặt bàn, có ngăn hộc để bỏ cặp, sách vở và đồ dùng học tập.

   Phía dưới có một thanh gỗ dọc nối với hai thanh gỗ ngang ở hai đầu chân bàn. Đi đôi với chiếc bàn là một chiếc ghế gỗ có lưng tựa và hai vai tựa tay.

   Trên mặt bàn, em sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập ngăn nắp. Em còn chưng một khung ảnh nhỏ về gia đình em.

   Từ ngày có chiếc bàn học ấy em đã học tập siêng năng và tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần ngồi vào bàn là em cảm thấy thích thú và tập trung làm bài, học bài.

   Cái bàn này đã trở thành thân thiết với em. Em thường lau chùi và giữ gìn bàn sạch sẽ. Em rất quý nó vì bàn là phương tiện giúp em học tập tiến bộ.

                               Luyện từ và câu

                   MỞ RỘNG VỐN TỪ : SỨC KHỎE

1. Tìm các từ ngữ và điền vào chỗ trống:

a) Chỉ những hoạt động có lợi cho sức khỏe.

b) Chỉ những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh.

M: tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy, bơi, chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi an dưỡng, nghỉ mát, du lịch, giải trí.

M: vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, chắc chắn, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn.

  2. Viết tên các môn thể thao mà em biết :

  Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, quần vợt, nhảy cao, nhảy xa, bơi, đấu vật, đấu kiếm, đẩy tạ, bắn súng, nhảy bao bố, đua ngựa, trượt tuyết, đua xe.

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống sau từ như để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

a) Khỏe như .                           b) Nhanh như …

M : Khỏe như voi                     M : Nhanh như cắt

Khỏe như trâu                               Nhanh như gió

Khỏe như vâm                              Nhanh như điện

Khỏe như hùm                             Nhanh như chớp

4. Câu tục ngữ dưới đây nói lên điều gì?

                         Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo.

Con người ăn được ngủ được là người có sức khỏe tốt, cuộc sống sẽ được thoải mái sung sướng như tiên. Ngược lại không ăn không ngủ được dễ bị bệnh, phải mất tiền lo thầy chạy thuốc, phải lo lắng.

                                     Tập làm văn

                 LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG

Hãy viết về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em. (M: Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố phường sạch đẹp, …)

Bài làm

   Xã em vốn là một xã nông nghiệp ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng kể từ khi vùng nông thôn được đô thị hóa thì bộ mặt xã em đã đổi mới rất nhiều.

   Trước nhất là những con đường đất, lối vào xóm thôn lồi lõm gồ ghề, lầy lội nay đã được đổ nhựa, bê tông hóa nên đường sá đã trở thành thẳng tắp, rộng rãi và sạch sẽ. Cống rãnh ao hồ được quy hoạch lại nên không còn cảnh ao tù nước đọng dơ bẩn. 

    Điện nước cũng được chính quyền đưa vào đầy đủ, nhà nhà có điện nên cuộc sống văn minh hơn.

   Những ngôi nhà xây khang trang thay thế những mái nhà tôn, nhà lá lụp xụp tối tăm. Chợ đã được quy hoạch rộng rãi khang trang. 

   Những nhà máy hoạt động, những khu dân cư với nhà cao tầng, nhà phố rất đẹp. Ngoài đường xe cộ đi lại tấp nập. 

   Trường học và trạm xá cũng được xây dựng rộng rãi thoáng mát. Tóm lại xã em đã đổi mới từ cơ sở vật chất đến đời sống tinh thần.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 Tập 2-Tuần 20
Đánh giá bài viết