TIẾT 1

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

– Em hãy đọc lại các bài sau: Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng.

* Yêu cầu:

– Nhớ kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

– Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.

Nội dung cần trình bày:

– Tên bài.

– Tác giả.

– Thể loại (văn, thơ, kịch).

* Tham khảo bảng thống kê dưới đây:

GIỮ LẤY MÀU XANH

TT Tên bài Tác giả Thể loại
1 Chuyện một khu vườn nhỏ Vân Long văn
2 Tiếng vọng Nguyễn Quang Thiều thơ
3 Mùa thảo quả Ma Văn Kháng văn
4 Hành trình của bầy ong Nguyễn Đức Mậu thơ
5 Người gác rừng tí hon Nguyễn Thị Cẩm Châu văn
6 Trồng rừng ngập mặn Phan Nguyên Hồng văn

Câu 3. Giả sử em là bạn của nhân vật bạn nhỏ (truyện Người gác rừng tí hon), em hãy nêu nhận xét về bạn nhỏ và tim dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét của em.

(Ba của bạn em làm nghề gác rừng. Có lẽ vì sống trong rừng từ nhỏ nên bạn ấy rất yêu rừng. Một lần ba đi vắng, bạn ấy phát hiện có nhóm người xấu chặt trộm gỗ, định mang ra khỏi rừng. Mặc dù trời tối, bạn ấy vẫn chạy bằng qua rừng đi gọi điện báo công an. Nhờ có tin báo của bạn mà việc xấu được ngăn chặn, bọn trộm bị bắt. Bạn em không chỉ yêu rừng mà còn rất thông minh và gan dạ.)

TIẾT 2

Cất: 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

– Em hãy đọc lại các bài sau: Mùa thảo quả, Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon.

* Yêu cầu:

– Nhở kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

– Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm vì hạnh phúc con người.

Nội dung cần trình bày:

– Tên bài.

– Tác giả.

– Thể loại (văn, thơ, kịch).

* Tham khảo bảng thống kê dưới đây:

VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI

TT Tên bài Tác giả Thể loại
1 Chuỗi ngọc lam  Phun-tơn O-xlơ văn
2 Hạt gạo làng ta Trần Đăng Khoa thơ
3 Buôn Chư Lênh đón cô giáo Hà Đình Cẩn văn
4 Về ngôi nhà đang xây Đồng Xuân Lan thơ
5 Thầy thuốc như mẹ hiền  Trần Phương Hạnh văn
6 Thầy cúng đi bệnh viện Nguyễn Lăng văn
7 Ngu Công xã Trịnh Tường Trường Giang – Ngọc Minh  văn
8 Ca dao về lao động sản xuất thơ

Câu 3. Trong hai bài thơ em đã học ở chủ điểm Vi hạnh phúc con người, em thích những câu thơ nào nhất? Hãy trình bày cái hay của những câu thơ ấy để các bạn hiểu và tán thưởng sự lựa chọn của em.

* Tham khảo cách trình bày dưới đây:

(Tuỳ theo cảm nhận của từng em để chọn câu thơ hay. Ví dụ:

Trong hai bài thơ ở chủ điểm vì hạnh phúc con người, em thích bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, nhất là khổ thơ thứ hai:

Hạt gạo làng ta…

Mẹ em xuống cấy.

 Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói lên nỗi vất vả, cực nhọc của người nông dân nói chung và người mẹ nói riêng.

Mở đầu đoạn thơ, tác giả miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên bằng hai hình ảnh bão tháng bảy và mưa tháng ba. Sau đó, tác giả nhấn mạnh nỗi vất vả của người mẹ khi cấy từng dảnh ma dưới cái nắng chang chang như đổ lửa, nước ruộng nóng như đun, đến độ chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ để tránh nóng. Đọc đoạn thơ, em càng thương người mẹ đã tần tảo nuôi em ăn học và càng biết ơn những người nông dân dãi nắng dầm sương hy sinh thầm lặng để làm ra hạt gạo nuôi người)

TIẾT 3

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

– Em hãy đọc lại các bài sau: Trồng rừng ngập mặn, Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta.

* Yêu cầu:

– Nhớ kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

– Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Điền những từ ngữ em biết vào bảng sau:

TỔNG KẾT VỐN TỪ VỀ MÔI TRƯỜNG

Sinh quyển (môi trường động,

thực vật)

Thuỷ quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường M : rừng

 

 

M: sông

 

M: bầu trời
Những hành động bảo vệ môi trường M: trồng rừng M : giữ sạch nguồn nước M: lọc khói công nghiệ

* Tham khảo bảng thống kê dưới đây:

TỔNG KẾT VỐN TỪ VỀ MÔI TRƯỜNG

Sinh quyển (môi trường động,

thực vật)

Thuỷ quyển (môi trường nước) Khí quyển (môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường – muông thú (hổ, báo, voi, cáo, sông, suối, ao, hồ, bầu trời, vũ trụ, Các sự  chồn, khỉ, vượn, gấu, hươu, nai, đầm lầy, đại dương, mây, không khí, vật rùa, tắn, thằn lằn, dê, bò, khe, thác, ghềnh, ngòi, ánh sáng, khí trong môi 1 ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, kênh, mương, rạch, hậu, tầng ôzôn trường cò, vạc, bồ nông, sếu, đại  lạch, … bàng, đà điểu,…)

 – cây lâu năm (lim, gụ, sến, táu, chò chỉ, vàng tâm, gõ, cẩm lai, căm xe, thông…)

 – cây ăn quả (cam, quýt, xoài, chanh, mận, ổi, mít, na,…) 

– cây rau (rau muống, cải cúc, rau cải, rau ngót, bí đao, bí đỏ, xà lách, )

 – cỏ, lau, sậy, hoa dại…

Sông, suối, ao, hồ, đâm lầy, đại dương, khe, thác, ghềnh, kênh, mương, rạch, lạch bầu trời., vũ trụ, mây, không khí, ánh sáng, khí hậu, tầng ozon
Những hành động bảo vệ môi trường trồng cây gây rừng; phủ xanh, chống đốt nương, Giữ sạch nguồn nước, vận động nhân dân khoan giếng, xây dụng nhà máy nước, xây dựng nhà máy lọc nước thải Lọc khói công nghiệp, xử lí rác

TIẾT 4

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

– Em hãy đọc lại các bài sau: Buôn Chư Sênh đón cô giáo, về ngôi nhà đang xây, Thầy thuốc như mẹ hiền.

* Yêu cầu:

– Nhớ kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

– Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Nghe • viết:

CHỢ TA-SKEN

Chúng tôi ra thăm cảnh chợ. Người qua lại trộn lẫn màu sắc, Đàn ông mặc áo sơ mi đính những nẹp thêu dọc hai ống tay, đầu chụp gọn trong chiếc mũ vải vuông nhỏ. Phụ nữ xứng xính trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa. Trên áo, những đường vân xanh, đỏ, tím, vàng chảy dọc, óng ả chờn vờn như sóng nước hồ. Nước da của họ ngăm bánh mật, Lông mày nhỏ uốn vòng cung. Khuôn mặt bầu bầu chữa cho bớt nhô đồi gò má cao. Tóc đen như mun tết thành hai bím thông dài mãi đến quá thắt lưng khẽ ve vẩy theo nhịp bước.

Bùi Hiển

(- Các em nghe thầy, cô đọc hết câu mới viết.

– Khi viết xong, cần kiểm tra lại những chữ phải viết hoa, những chữ có âm đầu, âm cuối, dấu thanh dễ sai chính tả: Ta-sken, trộn lẫn, sơ mi, nẹp, mũ vải vuông nhỏ, phụ nữ, xúng xính, vân xanh, chảy dọc, óng ả, chờn vờn, ve vẩy,…)

TIẾT 5

Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.

Gợi ý:

a) Nhớ lại cấu tạo thông thường của một bức thư:

– Phần đầu thư:

+ Nêu địa điểm và thời gian viết thư.

+ Chào hỏi người nhận thư.

– Phần chính:

+ Nêu mục đích, lí do viết thư.

+ Thăm hỏi tình hình của người nhận thư

. – Phần cuối thư:

+ Nêu lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn.

+ Người viết kí tên và ghi họ tên.

b) Xác định nội dung kể chuyện trong bức thư:

– Kể về kết quả học tập, rèn luyện hoặc sự tiến bộ về một mặt nào đó của em trong học kì I.

– Nếu quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong học kì II.

* Tham khảo đề văn dưới đây:

ĐỀ: Một bạn thân của em đã theo gia đình chuyển đi nơi khác. Em hãy viết thư thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp em.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

– Địa điểm, thời gian viết thư, tên người nhận thư.

2. Thân bài:

* Lí do viết thư:

– Hỏi thăm sức khoẻ và kể cho bạn nghe về tình hình học tập của lớp.

* Nội dung cụ thể:

– Hỏi thăm bạn đã quen với môi trường học tập mới chưa ?

– Sĩ số lớp vẫn như cũ, chỉ thiếu bạn mà thôi.

– Cô Thuỷ vẫn tiếp tục chủ nhiệm lớp.

– Cô giáo và cả lớp cùng giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.

– Nhiều bạn đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi. Phong trào văn nghệ của lớp phát triển rất tốt.

3. Kết bài:

– Chúc sức khoẻ và mong thư. Hẹn gặp lại. Kí tên.

II. BÀI LÀM

Bình Chánh, ngày 12 tháng 3 năm 2009 Lan Hương thân mến! Thế là chúng ta xa nhau đã hơn nửa năm rồi, mình nhớ bạn nhiều lắm! Ở trường mới, lớp mới, bạn có lúc nào nhớ tới thầy cô và các bạn cũ nơi mái trường xưa?

Lan Hương ơi! Từ ngày theo ba mẹ lên thành phố, tình hình mọi mặt của bạn ra sao? Bạn có khoẻ như hội ở dưới quê không? Bạn đã có nhiều bạn mới chưa? Nếp sống thành phố chắc khác xa ở dưới này Hương nhỉ! Mình rất mong bạn mau chóng thích nghi để học tập được tốt hơn.

Bây giờ, mình kể chuyện lớp cho Hương nghe nhé! Lớp 4B năm ngoái, năm nay đủ mặt cả ở lớp 5B, chỉ thiếu mỗi Hương thôi. Điều thú vị hơn cả là cô Bích Thuỷ lại tiếp tục chủ nhiệm lớp mình. Vì thế cô nắm rất rõ khả năng của từng học sinh để có cách giúp đỡ tốt nhất. Điều làm mình gắn bó với lớp hơn cả là tình bạn chân thành. Các bạn rất đoàn kết và sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hương có nhớ bạn Thường không? Vì nhà nghèo, Thường phải phụ mà đi bán vé số nên ít có thời gian học tập. Cô đã phân công mình và Liên học nhóm chung với Thường. Nhiều lần, cô đích thân tìm tới tận nhà để chỉ bảo thêm cho bạn ấy. Kết quả học tập của Thường đã chuyển biến rõ rệt. Cô và chúng mình mừng lắm!

Năm nay, các bạn lớp mình chăm học hơn nhiều. Mấy bạn nam đã bớt nghịch ngợm, quậy phá. Cô chủ nhiệm nhẹ được một mối lo. Vừa rồi, cô chọn bốn bạn trong lớp để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp trường và huyện. Đó là Nam, Tuấn, Phương Dung và mình. Giờ đây, ai cũng cố gắng học tập để mang vinh dự về cho lớp, cho trường.

Lan Hương thân! | Ngoài việc học tập ngày càng chăm chỉ, các bạn lớp mình vẫn duy trì phong trào văn nghệ. Chúng mình hiện đang tập một số tiết mục để tham gia hội diễn văn nghệ sắp tới của trường. Nhóm múa luôn nhắc tới Lan Hương. Giá mà bạn còn ở đây thì vui biết mấy!

Cuối thư, mình chúc Lan Hương và gia đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn! Nhận được thư, bạn viết ngay cho mình nhé! Mong gặp lại bạn trong dịp hè tới!

Thân ái

Thanh Hà

TIẾT 6

Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

 Em hãy đọc lại các bài sau: Thầy cúng đi bệnh viện, Ngu Công xã Trịnh Tường, Ca dao về lao động sản xuất.

* Yêu cầu:

– Nhớ kĩ các chi tiết và nhân vật chính trong bài.

– Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu 2. Đọc và trả lời câu hỏi:

CHIỀU BIÊN GIỚI 

Chiều biên giới em ơi

Lứa lượn bậc thang máy                     Có nơi nào cao hơn

Mùi toả ngát hương bay.                     Như đầu sông đầu suối

Chiều biên giới em ơi                          Như đầu mây đầu gió

Rừng chăng dây điện sáng                 Như quê ta – ngọn núi

Ta nghe tiếng máy gọi                         Như đất trời biên cương.

Như nghe tiếng cuộc đời                    Chiều biên giới em ơi

Lòng ta thầm mê say                         Có nơi nào đẹp hơn

Trên nông trường lộng gió                 Khi mùa đào hoa nở

Rộng như trời mênh mông.                Khi mùa sở ra cây

Lò Ngân Sun

a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương. (Từ đồng nghĩa với từ biên cương: biên giới.)

b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

(Từ đầu và từ ngọn dùng trong bài thơ Chiều biên giới được dùng với nghĩa chuyển.)

c) Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ? (Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ là: em, ta.)

d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lửa lượn bậc thang máy gợi ra cho em.

(Trên những thửa ruộng bậc thang, lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng quanh triền núi.)

TIẾT 7

BÀI LUYỆN TẬP

A. Đọc thầm:

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những cơn lũ năm sau đổ về.

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cảnh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hoá. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đấy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

Theo Băng Sơn

(* Lưu ý : Đọc thầm là đọc không thành tiếng nhưng vẫn phải vừa đọc vừa suy nghĩ xem bài văn có những hình ảnh gì và mang nội dung gì? Dựa vào đó để trả lời câu hỏi.)

B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng:

1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

a) Làng tôi.

b) Những cánh buồm.

c) Quê hương.

(Ý b: Những cánh buồm.)

2. Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì ?

a) Nước sông đầy ắp.

b) Những con lũ dâng đầy.

c) Dòng sông đỏ lựng phù sa.

(Ý a: Nước sông đầy ắp.)

3. Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì ?

a) Màu nắng của những ngày đẹp trời.

b) Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

c) Màu áo của những người thân trong gia đình.

(Ý c: Màu áo của những người thân trong gia đình.)

4. Cách so sánh trên (nêu ở câu hỏi 3) có gì hay?

a) Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.

b) Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

c) Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

(Ý c: Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.)

5. Câu văn nào trong bài tả đúng một cánh buồm căng gió ?

a) Những cánh buồm đi như rong chơi.

b) Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

c) Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.

(Ý b: Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.)

6. Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người ?

a) Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.

b) Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

c) Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.

(Ý b: Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.)

7. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn?

a) Một từ. (Đó là từ: …)

b) Hai từ. (Đó là các từ: …)

c) Ba từ. (Đó là các từ: …) (

Ý b: Hai từ. Đó là các từ: lớn, khổng lồ.)

8. Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi”, có mấy cặp từ trái nghĩa?

a) Một cặp từ. (Đó là các từ: …)

b) Hai cặp từ. (Đó là các từ: …)

c) Ba cặp từ. (Đó là các từ: …)

(Ý a: Một cặp từ. Đó là các từ: ngược >< xuôi.) 

9. Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng đẹp trời trong có quan hệ với nhau như thế nào?

a) Đó là một từ nhiều nghĩa.

b) Đó là hai từ đồng nghĩa.

c) Đó là hai từ đồng âm.

(Ý c: Đó là hai từ đồng âm.)

10. Trong câu “Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi”, có mấy quan hệ từ ?

a) Một quan hệ từ. (Đó là từ: …)

b) Hai quan hệ từ. (Đó là các từ: …)

c) Ba quan hệ từ. (Đó là các từ : …)

(Ý c: Ba quan hệ từ. Đó là các từ: còn, thì, như.)

TIẾT 8

BÀI LUYỆN TẬP

A. Tập làm văn.

Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ : đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài,…

* Tham khảo một số đề dưới đây:

ĐỀ 1: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Người được tả là ai? (Bác Năm) – Vào dịp nào? (Trong lúc đang cày ruộng.)

2. Thân bài:

* Tả bác nông dân đang cày ruộng:

+ Hình dáng:

– Tuổi ngoài 40

– Vóc dáng thấp đậm, chân tay săn chắc, màu da nâu bóng.

– Mái tóc cắt ngắn. Khuôn mặt: vuông vức. Cặp mắt sáng…

+ Tính tình:

– Cần cù, siêng năng,…

+ Hoạt động:

– Bác mắc ách vào vai trâu, bắt đầu cày ruộng.

– Ấn sâu lưỡi cày, lật đất lên thành từng luống…

– Điều khiển trâu rất thành thạo…

– Chăm chỉ làm việc, quên cả nắng nôi, mệt nhọc.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Bác Năm cùng bao nông dân khác phải làm việc cực nhọc, vất vả để làm ra hạt gạo nuôi người.

– Em thấm thía lời dạy của ông cha: phải quý trọng công lao của người nông dân.

II. BÀI LÀM

Trời vừa hứng sáng, bác Năm đã dong trâu ra đồng. Bác muốn tranh thủ cày cho xong thửa ruộng cuối cùng để làm đất gieo mạ cho kịp vụ mùa.

Bác Năm ngoài bốn mươi tuổi, dáng người thấp đậm, chân tay săn chắc. Mỗi khi bác làm việc, những bắp thịt cuồn cuộn nổi lên dưới làn da nâu bóng. Mái tóc rễ tre cắt ngắn, khuôn mặt vuông vức. Cặp mắt to và sáng ẩn dưới đôi lông mày rậm, tạo nên vẻ cương nghị và trung thực.

Mắc ách vào vai trâu xong xuôi, tay trái cầm thừng, tay phải nắm chắc cán cày, bác Nắm bắt đầu công việc quen thuộc của mình. Lưỡi cày ấn sâu lật đất lên thành những luống thẳng tắp. Màu đất nâu sẫm ánh lên dưới nắng.

Dưới sự điều khiển thành thạo của bác Năm, con trâu to khoẻ cần mẫn kéo cày. Cái đầu nó hơi cúi xuống, hai vai nhô cao, bốn chân bước đều đặn, vững chãi. Thỉnh thoảng, bác Năm kêu vắt, vắt và khẽ vụt chiếc roi tre nhỏ lên mông trâu để thúc nó đi nhanh hơn. Mỗi lần tới đầu bờ, bác họ cho trâu dừng rồi quay lại cày tiếp. Bác chăm chú làm việc, quên cả cái nắng gay gắt trên đầu.

Khi đã cày được nửa ruộng, bác lên bờ nghỉ giải lao, mồ hôi tuôn ướt đẫm tấm lưng trần bóng nhẫy. Bác lấy chiếc khăn đã cũ lau mồ hôi trên mặt, rồi thong thả vẩn điếu thuốc rê châm lửa hút, khoan khoái rít từng hơi dài. Gió đồng mát rượi làm cho bác cảm thấy mệt mỏi tan nhanh. Chỉ một lát sau, bác lại cùng con trâu tiếp tục cày ruộng.

Trên cánh đồng làng hôm ấy còn nhiều bác nông dân cần cù làm việc như bác Năm. Các bác đổ mồ hôi xuống luống cày để làm ra hạt lúa nuôi người. Em thấm thía lời ru của bà, của mẹ: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

ĐẾ 2: Tả một cô (bác hoặc chú) công nhân đang quét vôi hoặc xây nhà, sơn cửa.:

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Người được miêu tả là ai? (Chú Nam)

– Vào dịp nào? (Trong khi xây nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sĩ.)

2. Thân bài:

* Tả chú công nhân xây dựng:

+ Hình dáng:

– Tuổi hơn 30. Vóc dáng cao lớn, khoẻ mạnh.

– Nước da nâu bóng. Chân tay gân guốc.

– Gương mặt sáng sủa, chất phác. Đôi mắt đen luôn nhìn thẳng. Nụ cười thân thiện.

+ Tính tình:

– Ít nói, cẩn thận, chu đáo trong công việc.

+ Hoạt động:

– Tay nghề rất cao. Xây nhanh và đẹp. Động tác khéo léo.

– Vừa làm vừa động viên, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người…

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Yêu mến những người thợ cần cù, giỏi giang như chủ Nam.

– Họ là những người làm đẹp cho cuộc sống.

II. BÀI LÀM

Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, xí nghiệp may thêu xuất khẩu của quận 3, nơi mà em làm việc, đã quyên góp tiền xây dựng một ngôi nhà tình nghĩa cho bà Sáu Trầu, mẹ của hai liệt sĩ thời chống Mĩ. Trưởng tốp thợ xây là chú Nam. Giúp việc cho chú là bốn, năm anh thợ hồ.

Chú Nam là bộ đội xuất ngũ. Tuy tuổi đời mới gần bốn mươi nhưng đã có hàng chục tuổi nghề, bởi trước khi đi nghĩa vụ, chú đã làm thợ xây được mấy năm. Bà con lối xóm quý mến chú Nam phần vì tính nết đường hoàng, phần vì trình độ tay nghề khá cao của chú.

Với dáng người cao lớn, trông chú Nam càng thêm khoẻ mạnh trong bộ đồ xanh của công nhân xây dựng. Nước da chú nâu bóng, tay chân gân guốc. Gương mặt sáng sủa, chất phác. Đôi mắt đen luôn luôn nhìn thẳng. Chú ít nói những nụ cười thân thiện luôn nở trên môi.

Sáng nào, chú cũng đến nơi làm việc sớm nhất để sắp xếp công việc trong ngày. Chú nhắc nhở mấy anh chị thợ phụ chuẩn bị cát, xi măng, gạch, sắt, thép sao cho đầy đủ và thuận tiện. Chú kiểm tra kĩ lưỡng việc trộn hồ cho đúng quy cách để đảm bảo chất lượng công trình.

Chú thường nói với các bạn rằng đây không chỉ là chuyện xây nhà đơn thuần mà còn là việc đền ơn đáp nghĩa những người đã hi sinh vì Tổ quốc. Vì thế, anh chị em phải cố gắng làm cho tốt.

Cắt đặt xong xuôi, chú bắt tay vào xây. Những xô vữa đây được đổ vào chiếc thùng gỗ đặt sát dưới chân chú. Chồng gạch đỏ tươi xếp ngay dưới chân. Tay phải chú cầm chiếc bay xúc hồ đổ lên mặt hàng gạch xây dở hôm qua, rồi chú nhanh nhẹn gạt cho đều và phẳng. Tay trái chú nhặt từng viên gạch đặt ngay ngắn lên trên, rồi chú trở cán bay, gõ nhẹ mấy cái để viên gạch dính chặt xuống lớp hồ. Từng động tác của chú đều cẩn thận và khéo léo. Đường gạch xây thẳng tắp cư cao dần, cao dần. Nhìn chủ say mê làm việc, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Vừa làm chủ vừa ân cần nhắc nhở, hướng dẫn những người thợ kế bên để nay mai họ cũng sẽ có tay nghề cao như chú.

Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, bà Sáu Trầu sẽ được sống trong ngôi nhà vững chãi và ấm cúng. Nghĩ tới ngày ấy, em cũng thấy vui và em càng thêm yêu mến những người lao động cần cù như chú Nam và các cô chú công nhân khác. Họ âm thầm tô điểm cho cuộc đời thêm tươi đẹp.

ĐỀ 3: Tả một bạn đang ngồi học (hay làm một việc gì đó như cuốc đất trồng rau, | trực nhật, chơi đá cầu hoặc nhảy dây…).

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Bạn được tả tên là gì ? (Thanh Thảo)

– Đang làm gì? (Nhảy dây)

2. Thân bài:

* Tả bạn Thảo đang nhảy dây:

+ Ngoại hình:

– Vóc dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Tóc tết bím, cài nơ.

– Gương mặt tròn rám nắng, rạng rỡ, xinh tươi. – Mặc áo trắng, váy xanh… + Tính tình:

– Hồn nhiên, đáng yêu…

+ Hoạt động:

– Nhảy dây rất khéo léo, nhịp nhàng, nhanh thoăn thoắt.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Nhảy dây là một trò chơi có ích.

– Bạn Thảo là người vô địch.

II. BÀI LÀM

Giờ ra chơi, trong khi các bạn nam chơi đá cầu, kéo co hay đuổi bắt thì bọn con gái chúng em lại tụ tập dưới gốc cây bàng già góc sân trường chơi trò nhảy dây. Trong đám có bạn. Thanh Thảo là nhảy tài hơn cả.

so với các bạn, Thảo có vóc người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn. Đôi bím tóc buộc cao sang hai bên, cài thêm những chiếc nơ vàng trông như cánh bướm. Gương mặt tròn rám, rạng rỡ nụ cười xinh tươi. Chiếc áo trắng tay phồng và chiếc váy màu xanh sẫm làm tăng thêm vẻ hồn nhiên đáng yêu của bạn.

Sau khi Tâm nhảy xong, Thảo cười bảo: “Bây giờ tới lượt mình nhảy nhé!”.

Thảo đón lấy sợi dây từ tay Tâm, nắm chắc hai đầu dây rồi bắt đầu nhảy: Một, hai, ba… mười bốn, mười lăm… hai mươi… ba mươi… Chiếc dây quay nhanh dần, nha h dần theo nhịp nhảy. Chúng em chăm chú nhìn và đếm. Đôi bàn chân Thảo nhấc lên đặt xuống nhịp nhàng, thoăn thoắt. Không một lần vướng dây, không một lần lỗi nhịp. Đôi môi đỏ thắm, đôi mắt sáng ngời, trông Thảo thật đáng yêu! Sáu mươi… bảy mươi… tám mươi… Sợi dây vẫn quay đều, quay đều… Má Thảo hồng lên, lấm tấm mồ hôi nhưng nụ cười vẫn không tắt trên môi. Chúng em nín thở theo dõi. Nhịp nhảy chậm dần và Thảo dừng lại ở con số một trăm năm mươi cái.

Một tràng vỗ tay kèm theo tiếng hộ động viên: “Cố lên Thảo oi!” vang rộn cả góc sân khiến các bạn đang chơi ở chỗ khác ngoài cả lại để nhìn. Được các bạn khen, Thảo xấu hổ chạy tới giấu mặt sau lưng bạn Sương cười khúc khích.

Nhảy dây là trò chơi quen thuộc và đầy hứng thú của chúng em mà bạn Thảo luôn là người vô địch.

Nguồn website giaibai5s.com

Những bài làm văn mẫu lớp 5 tập 1 – Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I
Đánh giá bài viết