Nguồn website giaibai5s.com

  1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN

| 0 Tính cụ thể | Hãy nhận xét những biểu hiện cụ thể của phong cách ngôn ngữ, sinh

hoạt trong cuộc đối thoại nêu ở mục I.1, tr.128 – 129, SGK. | Có thể mở rộng kiến thức bằng cách đặt vấn đề: Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể? (Trong giao tiếp hội thoại, ngôn ngữ phải cụ thể, ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau, ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho giao tiếp).

2 Tính cảm xúc

Cần nhận xét về giọng nói, từ ngữ và những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc. Các em có thể tìm hiểu mở rộng thêm:

– Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng nói), vốn là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng. Không có lời nói nào mà không thể hiện một thái độ tình cảm, tâm trạng của người nói.

– Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như vẻ mặt,

.

cử chỉ điệu bộ. Vì vậy, ngôn ngữ hội thoại gắn với các phương tiện giao tiếp đa kênh.

– Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra.

8 Tính cá thể

Nhận xét về ngôn ngữ của các bạn trong lớp, ví dụ như những khác biệt về cách phát âm, giọng nói, về cách dùng từ, chọn câu,….

Các em có thể đặt câu hỏi: Tại sao khi nói chuyện qua điện thoại, ta có thể đoán được người ở đầu dây kia là người như thế nào (già hay trẻ, nam hay nữ,…)?

Đoạn phần ghi nhớ để đi đến khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách của ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt hằng ngày của con người với ba đặc trưng tiêu biểu là tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể. Chính ba đặc trưng này thể hiện lặp đi lặp lại trong ngôn ngữ của mọi người, ở mọi tình huống giao tiếp ngôn ngữ trong sinh hoạt hằng ngày đã tạo nên phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Ba đặc trưng đó làm nên sự khác biệt giữa ngôn ngữ sinh hoạt với ngôn ngữ thuộc các lĩnh vực giao tiếp khác, thuộc các phong cách ngôn ngữ khác như: nghệ thuật, khoa học, hành chính… LUYỆN TẬP

1 Đoạn trích mang phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. – Tính cụ thể “Nghĩa gì đấy Th. ơi? Nghĩ gì mà…”

Đây là sự phân thân hội thoại, Thời gian là đêm khuya và không gian là rừng núi.

– Tính cảm xúc: Thể hiện qua giọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán (Gì đấy Th ơi?, Đóng tránh quá T.ơi!) Những từ ngữ viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn được viết theo dòng tâm tư.

– Tính cá thể: Trong ngôn ngữ nhật kí điều này thể hiện qua ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú (nằm thao thức không ngủ được, Nghĩ gì đấy Th.ơi?, Th. thấy…, Đáng trách quá Th.ơi! Th. có nghe…?)

2 – Biểu hiện phong cách sinh hoạt qua hai câu ca dao ở chỗ: + Từ xưng hô: mình – ta, cô – anh + Ngôn ngữ đối thoại: … Có nhớ ta chăng? Hỡi cô…

+ Lời nói hằng ngày: Mình về – Ta về, Lại đây đập đất trồng cà với anh

| – Khi lời nói hằng ngày vào thơ lục bát thì phải biết ngắt nhịp, ngắt dòng, gieo vần hài hòa thanh điệu,

8 Đăm Săn đối thoại với dân làng mô phỏng hình thức đối thoại có hộ – đáp, có luân phiên lượt lời. Nó được sắp xếp theo kiểu:

– Có đối chọi: Tù trưởng các người đã chết, lúa các ngươi đã mục

– Có điệp từ, điệp ngữ: Ai chăn ngựa hãy đi… Ai giữ voi hãy đi… Ai giữ trâu hãy đi…

– Theo câu hay theo ngữ đoạn, đoạn văn đều có nhịp điệu.

Học tốt Ngữ văn 10 Tập 1-Tuần 14: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)
Đánh giá bài viết