*Hướng dẫn làm bài tập

A. Mục tiêu bài học

I. Nhận xét

Cho câu kể sau đây:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:

– Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,… vào trước một động từ: 

Nhà vua hãy (nên / phải / đừng chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương.

– Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu:

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi ( thôi/ nào).

– Thêm đề nghị, xin, mong,… vào đầu câu:

Xin (Mong/ Đề nghị) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

– Thay đổi giọng điệu.

Nhấn giọng ở cuối câu:

+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!

+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!

+ Xin nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương đi!

II. Ghi nhớ (Đọc SGK).

III. Luyện tập

1, Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:

Câu kể Câu khiến
– Nam đi học. – Nam phải đi học!

– Nam đi học đi!

– Nam hãy đi học đi!

– Nam đi học nào!

– Đề nghị Nam đi học!

– Nam chớ (đừng) đi học! (Nam bị ốm)

Thanh đi lao động. – Thanh phải đi lao động!

– Thanh nên đi lao động!

– Thanh đi lao động thôi nào!

– Xin Thanh hãy đi lao động!

Ngân chăm chỉ. – Ngân hãy chăm chỉ lên!

– Ngân hãy chăm chỉ nào!

– Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!

– Giang phấn đấu học giỏi. – Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!

Giang phải phấn đấu học giỏi!

– Giang cần phấn đấu học giỏi!

– Mong Giang phấn đấu học giỏi!

2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau (SGK trang 93):

  • Đặt câu khiến cho tình huống a). 

– Lan cho tớ mượn bút của cậu với!

 – Tớ mượn câu cái bút này nhé! 

– Làm ơn cho tớ mượn cái bút này nhé! 

  • Đặt câu khiến cho tình huống b) 

– Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Hùng ạ! 

– Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Hùng ạ!

 – Bác ơi, nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với bạn Hùng ạ!

  •  Đặt câu khiến cho tình huống cụ c)

 – Xin chú chỉ giùp giúp cháu nhà bạn Hương ạ!

 – Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hương ạ!

– Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Hương ạ! 

3. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây: 

 a) Câu khiến có hãy ở trước động từ:

– Bạn hãy giúp mình giải bài toán này với! 

– Xin bạn hãy giúp mình giải bài toán này đi!

Hãy bảo (chỉ) giúp mình giải bài toán này đi! 

b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:

– Chúng ta cùng học bài đi!

– Chúng ta cùng nhau viết bài này nào! 

c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ:

– Xin bố mẹ cho con đi chơi với bạn!

– Mong bạn hãy cố gắng học tập! 

4. Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.

– Khi nhờ bạn hướng dẫn cho mình cách giải một bài toán khó.

– Khi rủ bạn cùng làm một việc gì đó.

– Xin phép bố mẹ để làm một việc gì đó.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng việt lớp 4 tập 2 – Tuần 27: Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến
Đánh giá bài viết