I. Hướng dẫn đọc

Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, trang trọng, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta.

II. Trả lời câu hỏi

1. Các môn sinh của cụ giáo Cho đến nhà thầy để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giảo Chu.

– Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà để mừng thọ thầy, điều đó cho thấy họ rất quý mến, tôn trọng, kính yêu thầy giáo dù bây giờ họ đã trưởng thành.

– Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu:

• Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thấy.

• Họ dâng hiếu thấy những cuốn sách quý.

• Khi nghe cụ giáo Chu nói tới thăm một người mà thây mang ơn rất nặng, họ “đồng thanh dạ ran” và cùng đi theo thây.

2. Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.

– Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học lớp vỡ lòng rất tôn kính.

– Những chi tiết biểu hiện sự tôn kính ấy:

  • Thây mời các môn sinh của thầy cùng tới thăm người thầy mà thây mang ơn rất nặng.
  • Thầy chắp tay cung kính lái thầy.
  • Thây cung kính thưa với thầy: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.

3. Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

a) Tiên học lễ, hậu học văn.

b) Uống nước nhớ nguồn.

c) Tôn sư trọng đạo.

d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

   Những câu thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Tôn sư trọng đạo.
  • Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Nguồn website giaibai5s.com

Giải bài tập Tiếng Việt 5 Tập 2-Tuấn 26. Nhớ nguồn-Tập đọc. Nghĩa thầy trò
Đánh giá bài viết