I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

– Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ.

– Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937 – 1938, Tháng 8 – 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.

– Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Trung ương Đảng, phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Cùng với hoạt động chính trị, Tố Hữu vẫn sáng tác thơ đều đặn. Với tư cách một hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957), ngoài phụ trách chuyên môn công tác văn nghệ và tập huấn của Đảng, Tố Hữu còn phát biểu nhiều ý kiến về văn học nghệ thuật, chỉ đạo phong trào văn nghệ của đất nước trong một thời gian dài.

– Tố Hữu nhận được các giải thưởng văn học lớn:

+ Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (Tập thơ Việt Bắc).

+ Giải thưởng Văn học ASEAN (1966).

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).

2. Con đường thơ của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng. Thơ ông gắn bó chặt chẽ với các cuộc đấu tranh cách mạng nên chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạn cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

a) Tập thơ đầu tay Từ ấy (1937 – 1946) biểu hiện tấm lòng yêu thương xúc động của người chiến sĩ cách mạng trước những cảnh đời cũ nhiều ngang trái, bất công (Đi đi em, Lão đầy tớ. Tiếng hát sông Hương...). Từ cấy ghi lại niềm vui bắt gặp lí tưởng cách mạng của người thanh niên Huế, sự hòa nhập với cuộc đời chung của dân tộc (Xuân lòng, Từ ấy. Trăng trối…). Từ ấy còn là tiếng hát cất lên từ xiềng xích ngục tù, thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi (Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Con cá chột na, Tiếng hát đi đày…). Tập thơ khép lại bằng một niềm vui lớn, niềm vui giải phóng, niềm vui tung phá xiềng xích ngục tù, niềm vui hít thở không khí trong lành sau hàng trăm năm nô lệ, niềm vui bay lên với sông núi tự do (Huế tháng tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt…). Những bài thơ của Tố Hữu trong Từ ấy giàu sức sống, mới mẻ, hấp dẫn. Ông đem vào thơ những lắng nghe, xúc động, yêu thương, căm giận… của tâm hồn thi sĩ cách mạng. Từ ấy, cái thời điểm giàu ý nghĩa của một tâm hồn khi tìm được lí tưởng, khi cái riêng hạnh phúc cá nhân đã vào cái chung, vận mệnh của dân tộc.

b) Việt Bắc (1946 – 1954) là tập thơ tiêu biểu của thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh cuộc hành trình gian khổ đã diễn ra suốt trên “ba ngàn ngày không nghỉ của quân và dân ta từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Việt Bắc khắc họa hình ảnh nhân dân trong cuộc kháng chiến: anh bộ đội Cụ Hồ, bà mẹ giàu lòng thương con yêu nước, người phụ nữ đảm việc nước giỏi việc nhà, em bé giao liên… (Cá nước, Lên Tây Bắc, Bà bì, Bầm ơi, Lượn…). Trong tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu thể hiện tình cảm lớn, niềm vui lớn với nhân dân và đất nước, lãnh tụ; ca ngợi chiến thắng và chào đón hòa bình (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc…). Từ tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu thường đặt vấn đề lẽ sống của dân tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại. Chất hiện thực sâu sắc trong thơ Tố Hữu tạo nên sự kết hợp nhuần nhị giữa yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực.

c) Gió lộng (1955 – 1961) phản ánh giai đoạn đất nước ta bắt đầu thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc. Gió lộng thể hiện niềm vui làm chủ đất nước, làm chủ đời mình (Trên miền Bắc mùa xuân, Mùa thu mới…); ca ngợi cuộc sống mới ở miền Bắc (Tiếng chổi tre, Bài ca mùa xuân 1961…) và bộc lộ tình cảm tha thiết đối với miền Nam (Quê mẹ, Người con gái Việt Nam, Thu muôn đời muôn kiếp không tan…). Tập Gió lộng tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử – dân tộc được mở ra ở cuối tập Việt Bắc. Tập thơ thể hiện những vấn đề dân tộc, cộng đồng, chứ không phải là vấn đề số phận với cá nhân, nói đúng hơn là số phận cá nhân hòa với số phận dân tộc, cộng đồng.

d) Ra trận (1962 – 1971) và Máu và hoa (1972 – 1977) là hai tập thơ ra đời trong thời kì cả nước ta chiến đấu kiên cường chống giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng là những yếu tố cho âm hưởng hùng ca (cảm hứng về nhân dân, về lịch sử) tràn vào thơ của Tố Hữu, đặc biệt trong các bài thơ xuân (Chào xuân 67, Bài ca xuân 68…). Trước đây, âm hưởng anh hùng ca đã xuất hiện một phần trong các bài Việt Bắc, Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng nhưng đến thời kì chống Mỹ cứu nước, âm hưởng anh hùng ca ngày càng nổi lên; sự kết hợp giữa âm hưởng trữ tình và anh hùng ca đã khá nhuần nhị (Theo chân Bác, Nước non ngàn dặm).

e) Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) xuất hiện trong tình hình đất nước và quốc tế có nhiều biến động. Hiện thực bộn bề nhiều mặt đã đi vào tác phẩm của Tố Hữu. Với 2 tập thơ tâm tình này, tác giả bộc lộ những chiêm nghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời. Tuy nhiên, mọi sự suy nghĩ về lẽ đời biến đổi, về chuyện nhân tình có thể hiện tâm trạng buồn của Tố Hữu nhưng vẫn ẩn chứa niềm tin yêu, hi vọng không bao giờ cạn đối với Đảng, đất nước, dân tộc (Một nhánh xuân, Chân trời mới, Duyên thâm…).

   Tố Hữu là một nhà thơ – chiến sĩ. Ông làm thơ trước hết là vì sự nghiệp của dân tộc, của Đảng. Thơ Tố Hữu biểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc và cách mạng. Cảm hứng nổi bật trong thơ Tố Hữu là cảm hứng về nhân dân, về cách mạng, cảm hứng về lịch sử hào hùng của dân tộc, chứ không phải là cảm hứng đời tư. Trong thơ Tố Hữu, cái tôi đã hòa với cái tay cái riêng hòa với cái chung, nghệ sĩ gắn bó với nhân dân. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực, trữ tình và anh hùng ca, tính dân tộc và tính thời đại. Giọng điệu riêng trong thơ Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Trên nhiều chặng đường thơ Tố Hữu đã kết hợp hài hòa nội dung với hình thức biểu hiện và tạo hiệu quả nghệ thuật cao.

3. Nói Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị trước hết xin đứng ở chính nội dung của thơ Tố Hữu để khẳng định. Thơ Tố Hữu đi cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, với những năm tháng của một thời và mãi mãi. Câu chuyện thơ của Tố Hữu gắn liền với yếu tố chính trị, nói như Chế Lan Viên thì Tố Hữu dù nói chuyện đời hay chuyện mình thì trước hết là chuyện chính trị. Đó là câu chuyện của cô gái theo chồng đi “phá đường quan”, là câu chuyện của “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không nung chí không mòn….”, cũng là câu chuyện của những người mẹ trong kháng chiến, những chàng vệ quốc tuổi còn đôi mươi mà “chôn thân là giá súng”... hay nói cách khác mỗi trang thơ của Tố Hữu là một trang nhật kí chính trị đầy ắp tính thời sự. Nhưng chỉ có điều yếu tố chính trị trong thơ Tố Hữu không diễn giải theo những triết luận khô khan cứng nhắc. Tính chính trị trong thơ Tố Hữu đập theo nhịp tim của chính ông. Chất Huế trong con người Tố Hữu cùng với sự kết hợp hài hòa của những chất liệu mang tính dân tộc như thể thơ, chất liệu thơ… khiến thơ Tố Hữu ngọt ngào và dễ đi vào lòng người đọc. Khó có sự tách bạch giữa tiếng nói chung và tiếng nói riêng, giữa tâm sự của một Tố Hữu và muốn triệu người khác. Thơ ông là sự hòa kết của chính trị và trữ tình là thế.

4. Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản:

– Về thể thơ: Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cô điên, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.

– Về ngôn ngữ: Ông thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt, thơ Tố Hữu đã phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt, nhà thơ sử dụng rất tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ.

– Nhạc điệu: Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt, sử dụng các từ láy, dùng vần phối hợp các thanh điệu kết hợp nhịp thơ, tạo thành nhạc điệu phong phú của câu thợ, diễn tả nhạc điệu bên trong của tâm hồn.

II. LUYỆN TẬP

1. Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

   Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

  Bài viết tham khảo

   Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc, Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

   Hoàn cảnh sáng tác tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt, đầy xúc động bâng khuâng: “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”. Đó là cuộc chia tay của những người từng sống gắn bó suốt mười lăm năm ấy, có biết bao kỉ niệm ân tình, từng sẻ chia mọi cay đắng ngọt bùi, nay cùng nhau gợi lại những hồi ức đẹp đẽ, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung và hướng về tương lai tươi sáng. Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tâm trạng của tình yêu lứa đôi. Diễn biến tâm trạng như trong tình yêu lứa đôi được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca, bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ tâm sự, người hô ứng, đồng vọng. Hỏi và đáp đều mở ra bao nhiêu kỉ niệm về một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, mở ra bao nhiêu nỗi niềm nhớ thương. Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là độc thoại, là sự biểu hiện tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến. Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, cảnh và người Việt Bắc hiện lên thật đẹp. Nỗi nhớ thiết tha của người cán bộ sắp về xuôi đã khắc sâu thiên nhiên núi rừng Việt Bắc với vẻ đẹp vừa hiện thực, vừa thơ mộng, thi vị, gợi rõ những nét riêng biệt, độc đáo, khác hẳn những miền quê khác của đất nước. Chỉ những người đã từng sống ở Việt Bắc, coi Việt Bắc cũng là quê hương thân thiết của mình mới có nỗi nhớ thật da diết, những cảm nhận thật sâu sắc, thấm thía về ánh nắng ban chiều, ánh trăng buổi tối, những bản làng mở trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, những núi rừng sông suối mang những cái tên thân thuộc – tất cả là khoảng thời gian và không gian lóng lánh kỉ niệm:

                               Nhớ gì như nhớ người yêu…

                       Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

   Nhưng có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hoà quyện thắm thiết giữa cảnh với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình:

                      Ta về, mình có nhớ ta…

               Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

   Có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp thật đa dạng, phong phú, sinh động, thay đổi theo từng thời tiết, từng mùa. Gắn bó với từng khung cảnh ấy là hình ảnh những con người bình thường người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng,… Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính nghĩa tình của nhân dân với cán bộ, bộ đội, sự đồng cảm và san sẻ, cùng chung mọi gian khổ và niềm vui, cùng gánh vác mọi nhiệm vụ nặng nề, khó khăn,… tất cả càng làm Việt Bắc thêm ngời sáng trong tâm trí của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, là hình ảnh người mẹ trong cái “nắng cháy lưng – Địu con lên rẫy, be từng bắp ngô”, là những tháng ngày đồng cam cộng khổ:

                    Thương nhan, chia củ sắn lùi

               Bát cơm sẻ nửa, chăn sai đắp cùng,…

   Có thể nói, âm hưởng trữ tình vang vọng suốt bài thơ đã tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình đồng chí, nghĩa đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời. Theo dòng hồi tưởng của chủ thể trữ tình, bài thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với không gian núi rừng rộng lớn, những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. Cách mạng và kháng chiến đã xua tan về âm u, hiu hắt của núi rừng, đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ một sử thi hiện đại, bởi vì chỉ cần phác hoạ khung cảnh hùng tráng ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho thấy khí thế vô cùng mạnh mẽ của cả một dân tộc đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc độc lập, tự do:

                    Những đường Việt Bắc của ta..

              Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

   Dân tộc ấy đã vượt qua bao thiếu thốn, gian khổ, hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên,… Nhưng Tố Hữu không chỉ miêu tả khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến mà còn đi sâu lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thăng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù; Miêng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh của tình nghĩa thuỷ chung: Mình đay tu đó, đắng cay ngọt bùi, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của sự hoà quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên:

                  Nhớ khi giặc đến giặc lùng…

            Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

   Đặc biệt, với những lời thơ trang trọng mà thiết tha, Tố Hữu đã nhấn mạnh, khẳng định Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến, nơi hội tụ bao tình cảm, suy nghĩ, niềm tin và hi vọng của mọi người Việt Nam yêu nước. Trong những năm tháng đen tối trước cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa (mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù) đến xác định như một chiến khu kiên cường, nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi khai sinh những địa danh sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc:

                    Minh về, còn nhở núi non…

             Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa.

   Trong những ngày kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có Cụ Hồ sáng soi, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công. Để khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những vần thơ rất mộc mạc, giản dị mà thắm thiết nghĩa tình:

                    Ở đâu đau đớn giống nòi…

              Quê hương Cách mạng dựng nên Cộng hoà.

   Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà tính dân tộc. Điểm đáng chú ý trước hết là Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Cấu tứ của bài thơ là cấu tổ ca dao với hai nhân vật trữ tình là tamình, người ra đi và người ở lại hát đối đáp với nhau. Trong cuộc hát đối đáp chia tay lịch sử này, người ở lại lên tiếng trước, nhớ về một thời xa hơn, thời đấu tranh gian khổ trước cách mạng, sau đó người ra đi nối tiếp nhớ lại kỉ niệm thời chín năm kháng chiến. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp thuyên chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư:

                       Minh về rừng núi nhớ ai

            Trám bùi đề rụng măng mai để giày;

                      …Điều quân chiến dịch thu đông

             Nông thôn phát động giao thông mở đường,…

   Về ngôn ngữ thơ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh cụ thể:

                     Nghìn đêm thăm thẳm sương dày;

                     Nắng trưa rực rỡ sao vàng,…

Và cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu nhạc điệu:

                    Chày đến nện cái đều đều suối xa;

                    Đêm đêm rần rập như là đất rung;…

   Đặc biệt, thơ Tố Hữu sử dụng rất nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian:

                 Mình về, mình có nhớ ta:

                 Minh về, có nhở chiến khu

                 Nhớ sao lớp học 1 tờ;

                 Nhớ sao ngày tháng cơ quan;

                 Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều,…

   Tất cả tạo ra một giọng điệu trữ tình nghe thiết tha, êm ái, ngọt ngào như âm hưởng lời ru, đưa ta vào thế giới của kỉ niệm và tình nghĩa thuỷ chung.

   Bài thơ là khúc ca ân nghĩa, là hồi tưởng đầy xúc động và ân tình của Tố Hữu về chặng đường mười lăm năm đã qua của đất nước (từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến hoà bình lập lại năm 1954), từ đó mà hướng về tương lai tươi sáng, nhắc nhở tâm nguyên thuỷ chung. Viết về nghĩa tình dân tộc và hướng về đồng bào mình, Tố Hữu đã phát huy được hình thức nghệ thuật mang tính dân tộc, trong đó nổi bật là cách sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ thơ đậm sắc thái dân gian. Có thể coi Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến mà cội nguồn sâu xa của nó là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam.

                                                                                  (Sưu tầm)

Phân tích bài thơ Từ ấy 

Bài viết tham khảo

   Bài thơ Ti ấy được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7 – 1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói Từ ấy là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác – Lê-nin trong ngày hội lớn của cách mạng:

                     Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                     Mặt trời chân lí chói qua tim.

                     Hồn tôi là một vườn hoa lá

                     Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

   “Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, một kỉ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng cách mạng. Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vẫn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc. Người thanh niên, học sinh Tô Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:

                        Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                        Mặt trời chân lí chói qua tim.

   Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu “bùng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc, ấm no. Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.

                        Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng

                        Ta đi tới chỉ một đường cách mạng.

   Và đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên mười tám tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu:

                        Mặt trời chân lí chói qua tim.

   Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng, mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim – chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào. Lí tưởng cách mạng đã làm thay đổi hắn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng cách mạng đem lại:

                        Hồn tôi là một vờn hoa lá,

                        Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

   Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say, rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại “hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây hiện thực và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ. Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao. Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:

                        Tôi buộc hôn tôi với mọi người

                        Đệ tình trang trải với trăm nơi

                        Để hồn tôi với bao hồn khô

                        Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

   “Buộc”“trang trại” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.

                        Để tình trang trai với trăm nơi.

   Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân. Tinh yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hi sinh cho cuộc sống – bời với Mác là tình cao nghĩa rộng”, mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quân chúng cách mạng. Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:

                        Tôi đã là con của vẹn nhà

                        Là em của vạn kiếp phôi pha

                        Là anh của vạn đầu em nhỏ

                        Không áo cơm cù bất cù bơ. 

   Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn” là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”, để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này. Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, Từ ấy đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.

   Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lí sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách . nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản. Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho Tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là “cõi tạm”. Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng:

                        Tạm biệt đời ta yêu quý nhất

                        Còn mấy vần thơ, một năm tro.

                        Thơ gi bạn đường. Tro bón đất

                        Sống là cho. Chết cũng là cho. 

   Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân.

                                                                              (Sưu tầm)

2. Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình” (Tố Hữu 0ới chúng tôi). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

   Bài viết tham khảo

   Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Tố Hữu là một chiến sĩ – thi sĩ, làm thơ trước hết là phải phục vụ sự nghiệp cách mạng, cho lí tưởng của Đảng. Trong thơ Tố Hữu từ trước đến sau, dù đề tài, nội dung cảm hứng có đa dạng đến đâu thì vẫn nhất quán ở chỗ lấy lí tưởng cách mạng, quan điểm chính trị làm hệ quy chiếu cách nhìn nhận và xúc cảm về mọi phương diện, mọi hiện tượng của đời sống, kể cả đời sống riêng tư của chính nhà thơ. Với Tố Hữu, tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay về một sự việc nhỏ (…) là để nói cho được cái lí tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên).

   Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Mọi sự kiện, vấn đề lớn của đời sống cách mạng, lí tưởng chính trị, những tình cảm chính trị thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm hứng nghệ thuật thực sự. Tô Hữu là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Đặc biệt ở những bước ngoặt trong đời sống cách mạng của dân tộc, hồn thơ Tố Hữu thường vang ứng, nhạy bén và dào dạt cảm hứng, kết tinh trong những bài thơ đặc sắc, – được sự đồng cảm và hưởng ứng rộng rãi của đông đảo công chúng. Xuân Diệu khẳng – định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Thơ Tố Hữu đã kế tục dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, thơ của các chiến sĩ cộng sản lớp trước ở nửa đầu những năm 30 nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời, đem đến cho văn học cách mạng một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ và tràn đầy cảm hứng lãng mạn, đã mở ra một khuynh hướng lớn và có vị trí chủ đạo – khuynh hướng trữ tình chính trị – trong suốt mấy chục năm của nền thơ hiện đại Việt Nam.

   Nội dung trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu thường tìm đến và gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ Tố Hữu nhất là ở những thời kì sau, kể từ cuối tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, về sau càng trở thành cái tội nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là con người thể hiện tập trung những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, đến cuộc kháng chiến chống Mĩ được nâng lên thành những hình tượng anh hùng mang tầm vóc thời đại và lịch sử, nhiều khi được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hóa. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn. Thơ Tố Hữu hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng và niềm say mê với con đường cách mạng, ngợi ca nghĩa tình cách mạng và con người cách mạng. Do khuynh hướng cảm hứng ấy mà thơ Tố Hữu chú trọng tác động đến tình cảm, cảm xúc của người đọc, đặc biệt khai thác giá trị gợi cảm của nhạc điệu thơ.

   Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa hưởng từ điệu tâm hồn con người xứ Huế với những câu ca, giọng hò tha thiết ngọt ngào của quê hương. Nhưng nó cũng được xuất phát từ một quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu (…), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, trò chuyện, kêu gọi, nhắn nhủ. Thơ Tố Hữu phần nhiều có cách diễn đạt tự nhiên, hơi thở liền mạch. 

   Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, đặc biệt là thơ ca dân gian và thơ cổ điển, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Hiện thực đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng qua sự cảm nhận và thể hiện của Tố Hữu đã gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lí của dân tộc, làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Về thể thơ, Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ dân tộc (như lục bát, song thất lục bát, bốn chữ, năm chữ, bảy chữ và có những sáng tạo làm phong phú thêm cho các hình thức thơ ca này. Trong thơ Tố Hữu có thể bắt gặp một cách phổ biến những lối so sánh, các phép chuyên nghĩa và cách diễn đạt trong thơ ca dân gian đã trở nên quen thuộc với tâm hồn người Việt. Sáng tạo hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về giá trị biểu hiện tình cảm hơn là giá trị tạo hình, thậm chí nhà thơ còn sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng khá quen thuộc. Chiều sâu của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu là ở nhạc điệu, đặc biệt phong phú về vần và những phối âm trầm bổng nhịp nhàng nên dễ ngâm dễ thuộc. Nghệ thuật thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi đổi mới theo hướng hiện đại hóa.

   Chính sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và nghệ thuật đã tạo nên nét đặc sắc trong thơ Tố Hữu. Tưởng khô khan, cứng nhắc mà lại mềm mại, dễ hiểu, đi vào lòng người. Đúng là “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình.”

                                                                                  (Sưu tầm)

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 8: Việt Bắc (trích) – Tố Hữu
Đánh giá bài viết