I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Tên khai sinh: Bùi Đình Diệm (1921 – 1988).

– Bút danh: Quang Dũng.

– Quê: Phương Trì, Đan Phượng, Hà Tây.

– Xuất thân trong một gia đình Nho học.

– Trước 1945, ông học ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia quân đội.

– Từ sau 1954, ông là biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.

– Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…

– Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

– Là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.

→ Một hồn thơ phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa. Đặc biệt là khi ông viết về người lính.

2. Tác phẩm

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phổi hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng quân 

đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủ yếu là ở biên giới Việt – Lào. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.

– Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là Tây Tiến.

– Mục đích sáng tác: Ghi lại những kỉ niệm một thời của những người lính Tây Tiến.

– Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986).

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Nhìn trên văn bản, bài thơ được chia làm bốn đoạn (SGK đã phân rõ):

– Đoạn 1: Khung cảnh chiến trường Tây Tiến với núi rừng hiểm trở, vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình.

– Đoạn 2: Cảnh tài hoa, tình tứ của đêm liên hoan và cảnh sông nước Châu Mộc.

– Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến.

– Đoạn 4: Nỗi nhớ Tây Tiến. 

   Cấu trúc nghệ thuật: Bài thơ là một nỗi nhớ. Nhớ về Tây Tiến, thi sĩ nhớ khung cảnh chiến trường xưa dữ dội, ác liệt nhưng lại rất đỗi thơ mộng, trữ tình với những chặng đường mình đã hành quân qua, rồi nhớ đến đồng đội cũ, người lính Tây Tiến xưa. Ở đây, Quang Dũng đã tạo ra cái nền hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc Bộ để người lính xuất hiện với một tư thế xứng đáng, phù hợp với nó, một tâm hồn rất mực lãng mạn và tài hoa.

2. Nét đặc sắc của bức tranh thiên nhiên được vẽ trong đoạn 1 và hình ảnh đoàn quận Tây Tiến hiện ra trên nền cảnh thiên nhiên đó. 

   Đoạn thơ tái hiện lại khung cảnh chặng đường hành quân khốc liệt, gian lao nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

Hai câu đầu:

                   Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 

                   Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.

   Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính “Tây Tiến ơi!”. Câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến. Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc “nhớ về rừng núi”: vừa xa xôi vừa không định hình, “nhớ chơi vơi”: tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận.

Về chặng đường hành quân

– Khốc liệt hiểm trở:

Điệp từ “dốc”: gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau. Những từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền Tây Bắc. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở, vừa cao vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo bao nhiều nguy hiểm khó khăn, vất vả với “cọp trêu người” (chiều chiều”, “đêm đêm”) và thác cao nghìn thước. Điệp từ “ngàn thước”, “lên”đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu và tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đeo. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến. Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi “Gục lên sung mũ bỏ quên đời”. Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ. Tuy vậy, trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung “súng ngửi trời”.

– Thơ mộng trữ tình:

   Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, “Nhớ ôi… nếp xôi”. Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõn, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi, tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài. Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm.

   Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ. Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bông trở nên thân thương gần gũi.

3. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người và thiên nhiên miền Tây.

   Đoạn thơ giới thiệu những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và miền sông nước Châu Mộc thơ mộng trữ tình.

– Kỉ niệm đến liên hoan:

   Sau những chặng đường hành quân vất vả, những người lính Tây Tiến như bừng lên một sức sống mới trong đêm hội của núi rừng, bản làng. Đêm hội ấy được khắc họa với những nét tiêu biểu: ánh đuốc rực rỡ, âm thanh rộn ràng trong nhạc khèn lên man điệu. Câu cảm “Kìa em” vang lên trong một niềm vui ngỡ ngàng đầy trìu mến, kết hợp với động từ “bùng” có sức gợi tả, gợi cảm cao thể hiện được những tình cảm, cảm xúc đang thăng hoa, trào dâng mãnh liệt. “Em” vừa thơm hương kỉ niệm trong bát xôi nếp ngày nào bỗng rực rỡ sáng ngời trong xiêm áo. Biên giới xa xôi được nối lại gần trong tình cảm quân dân thắm thiết và bao cảm xúc tưng bừng của tuổi trẻ. Quá khứ như đang sống dậy rộn ràng trong tâm hồn Quang Dũng rồi cất cao thành những lời thơ cháy bỏng. chan hòa trong bao âm thanh, sắc màu của đêm hội năm xưa.

– Kỉ niệm về chặng đường hành quân qua Châu Mộc:

   Giọng thơ có sự lăng lại khi không gian được trải rộng mênh mông. Cả cây lau, sông nước, chiều sương, thuyền độc mộc xuôi dòng theo cánh hoa trôi đều phảng phất, man mác trong lưu luyến bâng khuâng. Nếu ở trên tưng bừng rộn rã một sức sống thì ở đây tha thiết một tâm tình mỗi lúc một hiện rõ dẫu cảnh vật mông lung, thưa thớt, nhạt nhòa. Bên cạnh đó là lời hỏi, lời gọi chân tình: “có nhớ”, “có thấy”. Nhà thơ không chỉ khắc họa được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn tái hiện được cả linh hồn của cảnh vật. Bức tranh sông nước miền Tây nên thơ, trữ tình được khắc họa với bút pháp miêu tả chấm phá hòa lẫn cùng tình người đã và đang xa cách càng trở nên ấn tượng và gợi cảm. Hai đoạn thơ như hai nhịp của một trái tim đang đong đầy những yêu thương, lưu luyến, g bó không rời với đất với người giúp ta thấy rõ hơn nét đẹp tâm hồn của tác giả nói riêng và của người lính nói chung.

4. Hình ảnh người lính Tây Tiến được tác giả tập trung khắc họa ở đoạn thơ thứ 3. Vẻ đẹp lãng mạn và chất bị tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

   Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ, đoạn thơ thứ ba có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đoàn binh Tây Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất.

                 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                 Quân xanh màu lá giữ Oai hùm.

   Chân dung đoàn binh Tây Tiến được dựng tà bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiêu tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đoàn binh Tây Tiến.

                 Mắt trừng giai mộng qua biên giới

                 Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm,

   Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán.

                 Rai rác biên cương mô viễn xứ .

                 Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh.

   Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (cấu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xả thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”.

                    Ảo bào thay chiếu anh về đất ..

                   Sông Mã gầm lên khúc độc hành. 

   Ca ngợi sự hi sinh bị tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng… Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tô đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bị tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi.

   Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đoàn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa.

5. Bài thơ khép lại bằng bốn câu thơ thể hiện lòng quyết tâm thực hiện lí tưởng thấm nhuần tinh thần một đi không trở lại của người lính Tây Tiến thời ấy:

               Tây Tiến người đi không hẹn trước

               Hồn về Sầm Nưa chăng về xuôi.

   Những câu thơ mang âm hưởng xót xa, con người đi xa Tây Tiến nhưng không biết bao giờ mới trở lại. Ngày chia xa đã định nhưng ngày gặp lại là không hẹn ước. Từ phiếm chỉ “người đi” càng đong đầy nỗi nhớ thương trong lòng người. Người đi thì không hẹn ngày trở lại, con đường xa thăm thẳm, khoảng cách càng xa thì nỗi nhung nhớ càng dâng trào. Hai câu thơ đầu như đây hai bờ thương nhớ ra xa, khiến khoảng cách như nghìn trùng. Đến hai câu thơ cuối, mạch cảm xúc chuyển đổi, trở thành lời gọi mời thiết tha, ân tình, lời nhắn nhủ ngọt ngào trong thương nhớ. Người đi xa không hẹn gặp lại nhưng tiếng gọi về Tây Tiến mùa xuân vẫn giục giã, thôi thúc, hàm ẩn một ý nghĩa ước lệ. Tây Tiến mùa xuân, Tây Tiến ngày gặp trong chiến thắng, là một Tây Tiến tưng bừng, nở rộ trong tin vui, khát vọng của con người. Câu thơ dâng đầy nỗi khát vọng của lòng người, nó giống như một lời thề trong tâm tưởng, xa Tây Tiến nhưng linh hồn, tấm lòng vẫn ở lại, khẳng định một tình yêu Tây Tiến khôn cùng. Mọi khoảng cách thời gian, không gian, mọi khắc nghiệt của hiện thực đều không làm mờ đi nỗi nhớ, tình yêu đối với Tây Tiến. Viết Tây Tiến nhà thơ thực sự gửi lại một mảnh tâm hồn mình trong nỗi nhớ thương vời vợi. Câu thơ cuối như càng khẳng định rõ nét hơn nỗi nhớ ấy, tình cảm khăng khít ấy. Bài thơ là khúc ca hào hùng, bi tráng về hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, và cũng là tấm lòng nhớ thương da diết, sâu nặng với đất và người Tây Tiến.

III. LUYỆN TẬP 

1. Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.

Gợi ý dàn bài:

– Quang Dũng đã khắc họa hình tượng những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bị tráng.

– Chính Hữu dùng bút pháp tả thực trong bài thơ Đồng chí.

– Khi phân tích, so sánh cần chú ý những điểm sau để làm nổi bật giữa hai bút pháp đó.

a) Nét chung 

– Tác giả: Hai tác giả không chỉ là nhà thơ mà còn là những chiến sĩ, trực tiếp tham gia cuộc trường chinh của dân tộc. Bởi vậy, họ viết về người lính cũng chính là viết về chính mình, về thời đại mình một cách chân thực, sống động, gần gũi.

– Hoàn cảnh sáng tác: Đều là những tác phẩm ra đời trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh người lính trở thành trung tâm trong kháng chiến và trong sáng tác văn học. Các nhà văn tập trung miêu tả, phản ánh họ bằng tất cả sự ngợi ca, trân trọng, tự hào.

– Hình ảnh người lính:

+ Hình ảnh người lính được khắc họa trong hiện thực, khốc liệt. . . .

+ Hình ảnh người lính với vẻ đẹp tâm hồn cao thượng.

+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường, bất khuất.

+ Sáng ngời tinh thần đồng đội.

+ Tâm hồn trẻ trung, lạc quan, phấn chấn.

b) Nét riêng

– Hoàn cảnh xuất thân:

+ Bài Đồng chí: người lính xuất thân là những người nông dân, đi ra từ đồng quê, làng mạc.

+ Bài Tây Tiến: hầu hết họ là những thanh niên trí thức Hà Nội.

– Chính do hoàn cảnh xuất thân mà chi phối cách biểu hiện của họ trong đời sống chiến đấu hằng ngày.

+ Bài Đồng chí: có nét chất phác, hồn hậu, dung dị, mộc mạc.

+ Bài Tây Tiến: có nét tài hoa, lãng mạn, kiêu hùng, ngạo nghễ, tráng lệ. . c) Kết luận

– Cả hai bài thơ đều là sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, tuy ở mỗi bài, ưu thế của một loại bút pháp lại nổi bật hơn nhưng đều thể hiện sinh động và đẹp đẽ hình tượng người lính.

– Ngoài ra, có thể so sánh với các tác phẩm khác cùng viết về người lính: Nhớ (Hồng Nguyên); Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật),…

2. Qua bài thơ, anh (chị) hình dung như thế nào về chân dung người lính Tây Tiến?

Gợi ý dàn bài:

– Mở bài:

+ Đôi nét về tác giả, tác phẩm

+ Giới thiệu vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong bài thơ.

– Thân bài:

a) Một biểu tượng thương nhớ

   Người lính hiện về trong hồi ức như một biểu tượng xa vời trong không gian và thời gian (Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi”… “Tây Tiến người đi không hẹn ước – Đường lên thăm thẳm một chia phôi – Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy”) nhưng vẫn là những hoài niệm không dứt, một nỗi thương nhớ mênh mang (“nhớ về”, “nhớ chơi vơi”).

b) Vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn

   Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét về bệnh tật, vẻ tiều tụy trong hình hài Song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ (“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”…).

   Họ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (“hồn lau nẻo bến bờ”, “dáng người trên độc mộc”, “dòng nước lũ”, “hoa đong đưa”). Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (“Mặt trừng gửi mộng qua biên giới” – “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”). Trong cái nhìn của người lính trẻ, vẻ đẹp của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (“Kìa em xiêm áo tự bao giờ”).

c) Sự hi sinh đầy bi tráng

   Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn, đa tình, đa cảm đồng thời cũng rất hào hùng. Với nhiều từ ngữ mang sắc thái cổ điển, trang trọng (“Ảo bào thay chiếu anh về đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành”), tác giả tạo được không khí thiêng liêng, làm cho cái chết bi tráng của người lính vang động cả thiên nhiên. Âm hưởng bồn cầu thơ cuối bài ngân dài không dứt, hòa cùng với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện lên đường vì đất nước:

             Tây Tiến người đi không hẹn trước

             Đường lên thăm thăm một chia phôi

             Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

             Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi.

   Mùa xuân Tây Tiến ngày ấy đã mang tuổi xuân của người lính trong cuồn cuộn lãng du, nhưng cái hồn bị tráng, sự hi sinh cao cả ấy dù chia phôi thể xác nhưng tinh thần là bất tử. Đó là tinh thần của một thế hệ kiêu hùng – hồng nàn tình yêu nước. Vẻ đẹp ấy, mãi mãi là khúc vọng thanh âm vang trong tâm hồn người Việt.

– Kết bài:

+ Khẳng định lại vẻ đẹp lãng mạn và chất bị tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.

+ Nêu cảm nhận của bản thân và rút ra bài học.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 7: Tây Tiến – Quang Dũng
Đánh giá bài viết