I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý

   Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước.”

   Hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến trên.

Gợi ý dàn bài:

Những nội dung cần đạt khi làm bài trên:

– Giải nghĩa những từ, cụm từ cần giải thích trong bài:

+ Phong phú, đa dạng: trong trường hợp này cần được hiểu là có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.

+ Chủ lưu: dòng chính, trong trường hợp này được biểu hiện là bộ phận chính, nội dung chính.

+Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

– Đề bài yêu cầu bình luận ý kiến: từ xưa đến nay, trong sự phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn học yêu nước là một chủ lưu, một bộ phận:

+ Văn học Việt Nam đã phản ánh sự phong phú, đa dạng của đời sống con người Việt Nam.

+ Dân tộc ta, từ rất sớm, đã phải chống trả lại những thế lực tàn bạo luôn lăm le xâm chiếm bờ cõi nước nhà. Phòng bị biên cương, dày công khổ luyện, chiến đấu kiên cường và chiến thắng hiển hách trước quân xâm lược phương Bắc rồi thực dân Pháp, đế quốc Mĩ,… Do hoàn cảnh đặc biệt ấy, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa cho đến nay. (Lấy dẫn chúng trong các tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn Độc lập,…) 

+ Tự hào về truyền thống dân tộc, trân trọng thành quả của nền văn học nước nhà là một biểu hiện của lòng yêu nước,

   Đề 2 Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thường trắng trên đài.” Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Bài viết tham khảo

   Vấn đề tiếp nhận văn học đối với độc giả là một vấn đề phức tạp có tính quá trình. Đặc biệt đối với việc tiếp nhận những tác phẩm văn học lớn, không chỉ cần đến khả năng cảm thụ văn học tinh tế, nhanh nhạy, người đọc còn cần đến vốn sống và sự chiên nghiệm sâu sắc về cuối đời. Bàn về vấn đề này, Lân Ngữ Đường có nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách nhà ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thường trắng trên đài.” ..

   Câu nói của Lâm Ngữ Đường là một cách nói hình ảnh đậm chất phương Đông về việc đọc sách của con người. Nếu như nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một cuốn sách là vẻ đẹp êm ái, chan hòa của vầng trăng thì “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thường trắng trên đài. “Trăng qua kẽ lá, lấp ló, tinh nghịch chưa để ta thấy được trọn vẹn dáng hình, chỉ biết đó là thứ ánh sáng dịu dàng, tinh tế đầy mê hoặc. Tuổi trẻ đọc sách cũng giống như việc “nhìn trăng qua kẽ lá” vậy. Ta thấy cuốn sách thật hay, thật hấp dẫn, nó khơi gợi cho ta biết bao điều về cuộc sống. Nhưng cảm được nó, hiểu được nó hoàn toàn những điều sách viết thì ta thấy mình còn bé nhỏ biết bao nhiêu. “Ngắm trăng ngoài sân” là khi ấy, ta đã thấy được trọn vẹn hình hài của vầng trăng và cũng là những giá trị sâu sắc của tác phẩm nên mới nói: “Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân”. “Thương trắng trên đài”là tư thế của những người ung dung, thanh thản chiêm ngưỡng trọn vẹn cái đẹp của vầng trăng. Họ đón nhận vẻ đẹp ấy như một thú vui trong cuộc sống. Họ hiểu những biến cố của số phận nhân vật, của cảm xúc con người như một điều tất yếu trong cuộc đời. Không tò mò thích thú như chú bé “ngắm trăng qua kẽ lá, không ngỡ ngàng, vui sướng như những người thấy được sự trọn vẹn của mặt trăng khi “ngắm trăng ngoài sân”, người già đọc sách có cái bình thản, ung dung của người thấm trái lẽ đời trước những trang sách về những cuộc sống mà họ đã đi qua.

   Quả thực, những người trẻ đọc Chí Phèo của Nam Cao chỉ thấy sợ hãi trước một con quỷ làng Vũ Đại, có thích thú chăng là cái cười giễu cợt về mối tình “người ngợm” Chí Phèo – Thị Nở. Những người đứng tuổi thấy trong tấn bi kịch của nhân vật những nỗi đau thời thế đã từng tồn tại trong lòng ông cha họ thuở trước. Người ta không cười Chí Phèo, không cười Thị Nở, họ cảm thấy cảm thông và trân trọng cái tình người ấm áp, vị tha. Những người già lại đọc Chí Phèo bằng cái nhìn khác. Họ thấy trước được những giá trị tốt đẹp của con người ẩn sâu những hình hài quái dị. Và hơn hẳn một bước, họ hiểu và tiếp nhận điều phũ phàng, ngang trái đó như một tất yếu của xã hội. Từ những tác phẩm văn học như thế, người già còn chiêm nghiệm và rút ra cho mình cách nhìn người, nhìn đời, nhìn việc trong cuộc sống. Ấy là cái nhìn thấu suốt mọi sự việc vậy.

   Lâm Ngữ Đường đã cho ta những bài học về việc đọc một cuốn sách hay. Khi đọc sách, cần thiết phải mang mọi điều mình đã trải nghiệm trong cuộc sống vào việc hiểu và cảm tác phẩm. Chẳng những vậy, đọc sách không đơn giản là việc hiểu được tác phẩm nói gì mà quan trọng là bản thân mình học được điều gì từ tác phẩm và sẽ vận dụng điều đó vào cuộc sống như thế nào.

II. LUYỆN TẬP

1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

   Dàn bài gợi ý:

   Nội dung cần đạt:

a) Giải thích ý kiến của Thạch Lam

– Văn chương không thể tách rời cuộc sống, không thể đưa đến cho người đọc thái độ quay lưng, lảng tránh đời sống. Nó không phải là liều thuốc ngủ. Nhà văn nhấn mạnh giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục của văn học.

– Đây cũng chính là quan niệm của một số nhà văn hiện thực.

+ Vũ Trọng Phụng muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời.

+ Nam Cao yêu cầu nghệ thuật “không nên là ánh trăng lừa dối”.

– Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là:

+ Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có khả năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình.

– Văn chương cần phải hướng tới mục đích lớn lao, cao thượng. Văn chương phải có nhiệm vụ:

+ Tố cáo những mặt xấu xa, “nhơ bẩn” của xã hội.

+ Tim cách cải tạo xã hội, hướng tới một xã hội công bằng và tốt đẹp.

– Làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.

+ Ta sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cuộc đời.

+ Làm cho tâm hồn, tình cảm con người thêm giàu có và trong sạch hơn.

⇒ Chính là chức năng giáo dục đức tính, tình cảm của văn học chân chính.

b) Nêu suy nghĩ và đánh giá

– Là quan niệm toàn diện, sâu sắc và tiến bộ, nó cũng chính là quan niệm của nhiều nhà văn chân chính ở thời hiện đại. Có ý nghĩa thời sự to lớn và có ý nghĩa lâu dài..

– Đặt Thạch Lam trong bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 30 – 45 của thế kỉ XX, khi nền văn học nước nhà có sự phân hóa phức tạp, trên cơ sở những quan niệm nghệ. thuật trái ngược nhau.

– Điều đáng trân trọng là quan niệm của Thạch Lam thống nhất với sự nghiệp sáng tác của ông. Tuy nghiêng về khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa, nhưng ông không thoát li khỏi đời sống.

   Ông có nhiều tác phẩm, đặc biệt là truyện ngắn, đã góp phần làm cho “lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Hai đứa trẻ,…)

   Điều ông gửi gắm qua Hai đứa trẻ: Từng đoạn văn chậm rãi đượm buồn như thoáng qua mà níu kéo da diết. Thạch Lam không nói nhiều, nhân vật của ông không xung đột, không cãi cọ, ông không vỗ về an ủi, ông chỉ san sẻ hơi ấm, tình người và những mảnh đời sống nghèo nàn, buồn tẻ, lam lũ… Đọc văn Thạch Lam không tránh được chút xót xa, chạnh lòng.

– Trong quá trình bình luận, cần phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam và một số sáng tác của nhà văn khác để làm sáng tỏ quan niệm đúng đắn ấy

   Bài viết tham khảo

   Các nhà văn lớn đều có tuyên ngôn nghệ thuật của mình, từ Nguyễn Du đến Cao Bá Quát, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam. Tùy theo lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mĩ mà nội dung của mỗi tuyên ngôn nghệ thuật có những nét riêng biệt. Thạch Lam, một nhà văn trong Tự Lực văn đoàn, là nhà văn lãng mạn, nhưng quan điểm của ông về vai trò tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội lại rất tích cực. Quan điểm sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của ông: “Văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.

   Một nhà văn trong Tự Lực văn đoàn mà phát biểu như vậy thật là lạ lùng. Thạch Lam bằng tác phẩm và lí luận đã thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Tự Lực văn đoàn, “tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết”. Thạch Lam hướng dẫn một thứ văn chương gắn bó mật thiết với đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái thiện toàn thắng, làm cho con người sống tốt đẹp hơn. Thạch Lam quan niệm: “Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên”. Phát biểu như vậy, Thạch Lam đã bút chiến với quan niệm nghệ thuật tiêu cực của dòng văn học lãng mạn bấy giờ (1930 – 1945). Một nhà văn chán ghét thực tại đen tối, xấu xa, lại hướng văn học đến quan điểm thoát li. Khi thì họ thoát lên tiên giới, khi thì thoát vào tình ái mộng ảo, “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Có nhà thơ còn muốn trốn vào tinh cầu giá lạnh, “Một vì sao trơ trọi cuối trời xa. Đề nơi ấy tháng ngày tôi lần tránh, những tai phiền đau khổ với buồn lo”. Có nhà văn lại đưa người đọc chìm đắm vào những cơn say, những cuộc truy hoan mê loạn điên cuồng để cho quên, quên hết, “rượu, rượu nữa và quên quên hết”. Xét đến cùng thì đây cũng là những biểu hiện phản ứng của các nhà văn đối với xã hội giả dối và tàn ác đương thời những yếu đuối và bất lực. Đứng trong Tự Lực văn đoàn, nhưng quan điểm văn chương của Thạch Lam gần với Vũ Trọng Phụng, “văn chương phải là sự thực ở đời”, gần với Nam Cao, “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Sau khi phản bác lại thứ văn chương thoát li, Thạch Lam phát biểu trực tiếp quan điểm văn chương tiến bộ của ông: “Văn chương là một thứ khi giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Là tiếng nói của tình cảm, là hình thức nhuần nhỏ của tư tưởng, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Từ sức mạnh tinh thần, nó có thể chuyển thành sức mạnh vật chất. Bài thơ “Thần” của Li Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh là những áng văn chương bất hủ, có sức mạnh lay động cổ vũ lòng người, sức mạnh ấy không kém gì những đạo binh hùng tướng mạnh. Người ta kể lại rằng, trong đại chiến thế giới lần thứ II, mỗi bài văn của Erenbua (Nga) có sức mạnh bằng một trung đoàn, cho nên có thể nói quan điểm văn chương của Thạch Lam là quan điểm của các nhà văn lớn trong nền văn học của dân tộc và nhân loại. Nguyễn Đình Chiều cũng từng viết:

               Cho bao nhiêu đạo thuyền không chăm

               Đâm mấy thằng gian bút chăng tà.

   Ý kiến của Thạch Lam thật đúng đắn và tiến bộ. Nó có giá trị cải tạo xã hội và giá trị giáo dục lâu bền của văn học. Nó cũng góp phần tiếp thêm lửa cho các thế hệ trẻ hôm nay niềm tin yêu vào văn chương để qua đó bồi dưỡng thêm tâm hồn, học hỏi, trau dồi những kiến thức bổ ích từ văn chương. Qua đó góp phần xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu đẹp hơn.

                                                                                      (Sưu tầm)

2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh.” Hãy bày tỏ ý kiến của anh (chị) về nhận xét trên.

Gợi ý tìm hiểu đề và những nội dung cần đạt

– Hoài Thanh (1909 – 1982), ông là Vụ trưởng Vụ nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam,…

– Ông là một nhà văn, đặc biệt là một nhà phê bình văn học xuất sắc.

– Tác phẩm chính: Thi nhân Việt Nam (1941 đồng tác giả với Hoài Chân), Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949), Tuyển tập Hoài Thanh (1982),… 

– Ý kiến trên của tác giả được trích từ bài Thơ Tố Hữu viết năm 1976, in lại trong Tuyển tập Hoài Thanh, nhà xuất bản Văn học, 1982,

– Cần lưu ý chữ chính trong câu: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh”. Như vậy có nghĩa là theo Hoài Thanh, ngoài “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng” còn có những lí do khác đưa đến thành công cho thơ Tố Hữu (như năng khiếu, truyền thống gia đình, sự tu dưỡng rèn luyện,…).

– Tác giả nói cụ thể vào trường hợp thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu, chứ không nói đến lí do thành công của mọi nhà thơ. Nhu cầu tình cảm của con người đa dạng và phong phú nên có nhiều loại thơ trữ tình khác nhau (tình yêu, tình cảm gia đình,…) với những nguyên nhân thành công khác nhau.

– Thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ trữ tình chính trị: các tập thơ Từ ấy, Máu và hoa, Ra trận, Gió lộng, Việt Bắc,… Ý kiến của Hoài Thanh hướng tới những tập thơ như vậy. 

– Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác Tố Hữu và gợi ý cho chúng ta khi tìm hiểu những bài thơ thành công của Tố Hữu trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ý kiến ấy cũng đúng về lí luận, “Nhà văn phải cố gắng sao cho những cái làm cho anh phấn khởi hay xúc động cũng là những cái làm cho dân tộc anh vui sướng hay đau khổ.” (Bê-se)

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 7: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học 
Đánh giá bài viết