PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt?

A. Trân trọng niềm khát khao tổ ấm gia đình.

B. Ca ngợi tình thương yêu giữa những người nghèo khổ. .

C. Xây dựng một tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo.

D. Xót thương trước tình cảnh thê thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.

Câu 2. Câu nào sau đây nếu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?

A. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kể về người vợ nhặt được” của Tràng.

B. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.

C. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước Cách mạng.

D. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân nói về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

Câu 3. Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ thể hiện ở những phương diện nào?

A. Khắc hoạ tính cách nhân vật, tạo màu sắc và phong vị dân tộc.

B. Khắc hoạ tính cách nhân vật; xây dựng tình huống truyện.

C. Khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm lí nhân vật.

D. Tạo màu sắc và phong vị dân tộc; xây dựng tình huống truyện.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện màu sắc sử thi trong tác phẩm Rimg xà nu của Nguyễn Trung Thành?

A. Đề cập đến vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước – cuộc kháng chiến chống Mĩ giành độc lập cho dân tộc.

B. Xây dựng các nhân vật anh hùng quyết chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do của đất nước.

C. Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

D. Tạo dựng một bức tranh hoành tráng về thiên nhiên và con người.

Câu 5. Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ?

   Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng cho:

A. Sức sống tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam.

B. Cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.

C. Sự bất lực của bom đạn đế quốc Mĩ.

D. Cuộc sống đau thương nhưng kiên cường bất khuất của các dân tộc Tây Nguyên nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Câu 6. Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có chi tiết: Sau cuộc nói chuyện với người đàn bà”, có một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Theo anh (chị) nhân vật Đầu đã hiểu ra điều gì?

A. Cuộc sống còn quá nhiều khó khăn của người dân chài vùng biển.

B. Sự nhẫn nhục, cam chịu của người đàn bà lao động vùng biển.

C. Tình thương yêu vô bờ của người mẹ đối với những đứa con của mình.

D. Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người.

Câu 7. Câu nào sau đây nếu chính xác và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Số phận con người của nhà văn Nga M. Sô-lô-khốp?.

A. Truyện ngắn Số phận con người thể hiện sự tàn bạo của chiến tranh phát xít.

B. Truyện ngắn Số phận con người thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với những số phận chịu nhiều mất mát trong chiến tranh.

C. Truyện ngắn Số phận con người thể hiện khát vọng vươn lên làm chủ số phận của con người.

D. Truyện ngắn Số phận con người thể hiện bản lĩnh kiên cường và lòng nhân hậu của con người Xô viết.

Câu 8. Dòng nào sau đây không nêu đặc điểm thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt?

A. Tính chuẩn mực, có quy tắc.

B. Sự không lai căng, pha tạp.

C. Tính lịch sự, văn hoá trong lời nói.

D. Sự phong phú, sinh động về từ ngữ, âm thanh.

Câu 9. Đoạn văn sau có những đặc sắc gì về diễn đạt?

   Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.

                  (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)

A. Dùng từ chính xác, độc đáo; viết văn giàu hình ảnh.

B. Viết văn giàu hình ảnh; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê.

C. Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê.

D. Viết văn giàu hình ảnh; sử dụng các phép tu từ chêm xen, liệt kê.

Câu 10. Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ nào?

   Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sâm tối, hoặc mưa đêm và trở . gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu, hàng vạn cây, không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nữa thân mình, đô ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyền thành từng cục máu lớn.

                                                  (Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

A. Lặp cú pháp, liệt kê.

B. Lặp cú pháp, chêm xen.

C. Liệt kê, chêm xen.

D. Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen.

Câu 11. Đọc đoạn văn sau và cho biết vì sao lập luận đưa ra lại bị phe đối lập bác lại?

   (…) Năm 1990 trong cuộc thi hùng biện châu Á về luận đề “Loài người chung sống hòa bình là lí tưởng có thể thực hiện”. Phía phản bác là Đại học Đài Loan, số 2 nói: “Dựa vào số liệu thống kê, từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày có 12 cuộc chiến xảy ra, bao gồm các cuộc chiến tranh quốc tế hay nội chiến lớn nhỏ. Xin hỏi mọi người, đó là trạng thái hòa bình chăng?”

   Về việc này, đội bảo vệ là Đại học Nam Kinh, số 3 phản bác: “… Đội bạn nói rằng từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày nó ra 12 cuộc chiến tranh. Các số này nêu ra không chính xác. Sự thực là những năm 60 tổng cộng đã có khoảng 30 cuộc chiến, còn đến những năm 80 thì cả thay nô ra chưa đến 10 cuộc. Điều này chẳng nói lên một xu thế hòa hoãn hay sao?”.

                   (Theo Triệu Truyền Đồng, Phương pháp biện luận,
                        Nguyễn Quốc Siêu dịch, NXB Giáo dục, 1999)

A. Luận cứ không đầy đủ.

B. Luận cứ không chính xác.

C. Luận cứ không tiêu biểu.

D. Luận cứ mâu thuẫn.

Câu 12. Đoạn văn sau chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

   Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy. Có người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên, và hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn, còn rất ít biết thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm.

   (Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc)

A. Chứng minh

B. So sánh

C. Giải thích.

D. Phân tích

PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm – chọn một trong hai đề)

Đề 1.

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (2 điểm)

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (5 điểm)

Đề 2.

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Ở. Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả. (2 điểm)

2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được thời gian, lời nói và cơ hội”. 

   Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (5 điểm)

Gợi ý làm bài:

1. Phần trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
C B A C D D D D C D B B

2. Phần tự luận

Đề 1.

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ. (2 điểm)

a. Tác giả:

   Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn, có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện Dế mèn phiêu lưu ký. Sau năm 1945, có Truyện Tây Bắc, Mirời năm, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tự truyện, vv…

   Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.

b. Xuất xứ:

   Tập Truyện Tây Bắc được Tô Hoài viết năm 1952. Gồm có 3 truyện: Vợ chồng A Phủ, Chuyện Mường Giơn, Chu đất cu trờng. Năm 1952, theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài 8 tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỷ niệm sâu sắc về người và cảnh Tây Bắc. Truyện Tây Bắc đã được tặng giải Nhất, Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945 – 1955. Truyện Vợ chồng A Phủ là truyện hay nhất trong tập truyện này.

c. Tóm tắt:

   Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mi, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn. Năm đó ở Hồng Ngài, Tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma. Mị trở thành con dâu gạt nợ. Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa. Mị toan ăn lá ngón tự tử. Thương cha già, Mị chết không đành. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Một cái Tết nữa lại đến. Mị thấy lòng phơi phới trở lại. Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi. A Sử đã trói đứng Mị bằng một tháng sợi đay. .

   A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng. A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra. Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò. Pá Tra đã trói đúng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây. Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát. Hai người trốn đến Phiêng Sa nên vợ nên chồng. A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em, được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp.

d. Chủ đề:

   Sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và lũ Tây đồn. Sự vùng dậy của họ để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến, giải phóng quê hương.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. (5 điểm)

* Tình huống truyện:

– Nhân vật Tràng trong truyện là một thanh niên làm nghề kéo xe bò thuê, nghèo khố, thô kệch, bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở ngay giữa đường giữa chợ, nhờ mấy bát bánh đúc. .

– Tràng lấy vợ trong một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn và trong hoàn cảnh nuôi mình và mẹ già đã rất khó khăn, nay lại phải thêm một miệng ăn nữa.

– Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới lấy nhau, của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói năm 1945.

* Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện:

– Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã đẩy con người đến cảnh sống éo , le, cùng cực.

– Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết vẫn khao khát tình thương, khao khát có một gia đình êm ấm, luôn hướng về sự sống và hi vọng ở tương lai.

– Tạo hoàn cảnh để các nhân vật bộc lộ tính cách của mình.

Đề 2.

1. Giới thiệu khái quát về tác giả O. Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả. (2 điểm)

a. Tiểu sử tác giả:

– O-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961): sinh trưởng trong gia đình khá giả tại một thành phố nhỏ ngoại vi Chi-ca-gô nước Mĩ.

– Ông yêu thích thiên nhiên hoang dại: thuở nhỏ thường theo cho tới vùng núi rừng, thích phiêu lưu mạo hiểm.

– Từng nhập ngũ trong đại chiến 1, đại chiến II.

– 18 tuổi bước vào nghề phóng viên, từng có mặt ở chiến trường Ý, Tây Ban Nha, Pháp, làm phóng viên mặt trận, dựng phim, viết kịch.

– Ông chủ yếu sống ở Cu-ba, quen nếp sống giản dị của người dân chất phác. Ông mất năm 1961 tại Mĩ.

   Ông là nhà văn Mĩ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới.

b. Sự nghiệp sáng tác:

Tác phẩm chính:

– Tiểu thuyết nổi tiếng của Hê-minh-uế: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biến cả (1952).

– Truyện ngắn của Hê-minh-uê được đánh giá là những tác phẩm mang phong vị độc đáo hiếm thấy. Mục đích của nhà văn là “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

– Ông là người đề xướng nguyên lý “tảng băng trôi” (bảy phần chìm, một phần nổi) trong tác phẩm văn học: nhà văn không công khai phát ngôn ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có sức gợi để người đọc rút ra phần ấn ý. Một trong những biểu hiện của nguyên lý trên là độc thoại nội tâm, dùng ẩn dụ, biểu tượng…

– Hê-minh-uê được tăng giải Pu-lít-dơ (1953) – Giải thưởng văn chương cao nhất của Mĩ và Giải thưởng Nô-ben về văn học (1954).

c. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và tóm tắt tác phẩm Ông già và biển cả

* Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời

– Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả. Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bến cảng La-ha-ba-na. Phu-en-téc, một thuỷ thủ trên con tàu của ông, được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-gô. Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.

– Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-minh-uê được trao giải Nô-ben.

* Tóm tắt tác phẩm: 

   Chuyện kể về ông lão đánh cá vùng nhiệt lưu tên là Xan-ti-a-gô, tám mươi ? ngày liền không kiếm được con cá nào. Thế rồi lão một mình ra khơi và một con cá kiểm lớn mắc mồi. Sau cuộc vật lộn ba ngày hai đêm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm, lão bị nó quẫy mạnh ngã vận cả mặt, máu chảy đầy cả má, hai bàn tay bị dây câu cửa nát ứa máu, lão cũng giết được con cá kiếm. Nhưng lúc quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ theo rỉa thịt con cá. Lão phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi vào đến bờ, con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc” chỉ còn trơ bộ xương. Ông rã rời trở về lều, nằm trên giường ông nghĩ: “chẳng là gì cả, ta đã đi quá xa”, trong giấc ngủ lại “mơ về những con sư tử”.

* Chủ đề truyện:

   Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị huỷ diệt nhưng không hề bị đánh bại”.

2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội.”

   Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. (5 điểm)

   Gợi ý: 

Mở bài: Trong cuộc sống, những điều quý giá nhất thường không lâu bền và nhanh chóng qua đi, trong đó có thời gian, lời nói và cơ hội giới thiệu và trích dẫn ý kiến). 

Thân bài:

– Giải thích: Thời gian là quy luật khách quan, nằm ngoài ý muốn của con người, là sự tuần hoàn trôi chảy của vũ trụ. Lời nói là sản phẩm, phương tiện giao tiếp của con người, thể hiện trình độ phát triển của xã hội cũng như khả năng tư duy của con người. Cơ hội là những điều may mắn, là cơ may, thuận lợi mà nhờ đó con người có thể thay đổi cuộc sống cũng như số phận.

– Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của ý kiến:

+ Thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, tuổi trẻ, sức lực sẽ phai tàn theo thời gian.

+ Lời nói có thể nói ra dễ dàng nhưng rất khó để thu lại, lời đã nói như bát nước đã hắt đi.

+ Cơ hội là điều hiếm hoi trong cuộc sống, để có được cơ hội phải hội đủ nhiều yếu tố. Cơ hội đã trôi qua khó lặp lại lần tiếp.

(Dẫn chứng ngắn gọn, tiêu biểu từ mọi phương diện thực tế đời sống).

– Bài học rút ra từ ý kiến:

+ Phải biết quý trọng, không nên lãng phí thời gian, phải biết tập trung thời gian để làm những việc có ích.

+ Cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước khi nói.

+ Khi thời cơ đến, phải nắm lấy, không nên bỏ lỡ.

   Kết bài: Ý nghĩa thực tiễn với tuổi trẻ: muốn thành công trên con đường học tập, lập nghiệp cần biết tận dụng hợp lý thời gian, sử dụng lời nói khéo léo và nắm bắt tốt cơ hội.

Nguồn website giaibai5s.com

Tuần 35: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Đánh giá bài viết